Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, là một trong những ngôi trường có uy tín và chất lượng trong lĩnh vực đào tạo về kinh tế.
Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, trường không ngừng nâng cao chất lượng về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một trường đại học định hướng nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh.
Năm 2023, mức học phí của Trường Đại học Kinh tế là 44 triệu đồng/năm đối với chương trình đào tạo chuẩn, các chương trình đào tạo khác có thể lên tới 98 triệu đồng/năm.
Tổng quan
- Tên trường: Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Tên tiếng Anh: University of Economics and Business (UEB)
- Địa chỉ: Hiện tại Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN có 3 cơ sở đặt tại các địa chỉ sau:
– Khu nhà hiệu bộ và giảng đường E4: Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
– Khu giảng đường Hồ Tùng Mậu: 109 Hồ Tùng Mậu, P. Mai Dịch, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
- Giảng đường Việt Úc: Đường Lưu Hữu Phước, P. Cầu Diễn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
- Mã trường: QHE
Học phí UEB năm học 2023-2024
TT | Đối tượng áp dụng học phí | Học phí |
1 | Sinh viên chính quy trong nước | 4.400.000/tháng |
2 | Sinh viên đại học chính quy ngành Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao | 98.000.000/khoá học, 2.450.000/tháng, 770.000/tín chỉ |
3 | Sinh viên đại học chính quy quốc tế do ĐH Troy, Hoa Kì cấp bằng và được Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT công nhận | 335.120.000/khoá học lộ trình 3,5 năm – 10 học kỳ |
4 | Sinh viên đại học chính quy quốc tế do ĐH St.Francis, Hoa Kì cấp bằng và được Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT công nhận | 341.822.400/khoá học lộ trình 4 năm – 8 học kỳ |
Chính sách học bổng dành cho sinh viên Đại học Kinh tế – ĐHQGHN
Nhằm mục tiêu khuyến khích sinh viên phấn đấu học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao uy tín học thuật, Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN đã xây dựng và áp dụng một “hệ sinh thái” học bổng phong phú cho sinh viên của trường (bao gồm cả trong nước và quốc tế).
Theo đó, bên cạnh cơ hội nhận được học bổng khuyến khích học tập với mức bằng 125%, 110% và 100% học phí, sinh viên của trường còn rất nhiều cơ hội tiếp cận tới các học bổng ngoài ngân sách đến từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân là đối tác của VNU và UEB có giá trị lên tới 8.000 USD/toàn khóa học. Đây không chỉ là sự ghi nhận và mang đến nguồn tài chính hỗ trợ sinh viên trong học tập và sinh hoạt mà còn “chất xúc tác” thổi bùng ngọn lửa nhiệt huyết, tích cực trong từng hoạt động học tập, nghiên cứu và sáng tạo của sinh viên. Một số học bổng ngoài ngân sách như:
- Học bổng Toshiba
- Học bổng ADF
- Học bổng Ponychung
- Học bổng Yamada
- Học bổng Vingroup
- Học bổng Annex
- Học bổng tài năng trẻ Sasakawa
- Học bổng Lottte
Chính sách hỗ trợ học phí dành cho sinh viên Đại học Kinh tế
TT | Đối tượng | Mức miễn giảm |
I | Miễn giảm học phí | |
1 | Người có công với cách mạng hoặc thân nhân của người có công với cách mạng | 100% |
2 | Sinh viên khuyết tật | 100% |
3 | Sinh viên là người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ | 100% |
4 | Sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn | 100% |
5 | Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa (từ 16 tuổi đến 22 tuổi) | 100% |
6 | Sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là người dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo | 70% |
7 | Sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên | 50% |
II | Hỗ trợ chi phí học tập | |
1 | Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo | Bằng 60% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 10 tháng/năm/sinh viên |
III | Hỗ trợ chi phí học tập | |
1 | Sinh viên là dân tộc ít người thường trú 3 năm trở lên tại vùng cao, vùng sâu, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn (tính đến thời điểm nhập học) | 140.000 |
2 | Sinh viên là người mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa | 100.000 |
3 | Sinh viên là người tàn tật theo qui định của Nhà nước | 100.000 |
4 | Sinh viên thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo vượt khó học tập | 100.000 |
Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023
Giảng viên và cơ sở vật chất Đại học Kinh tế – ĐHQGHN
Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên trong trường là những người tâm huyết với nghề, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tế, thân thiện và gần gũi với sinh viên. Tính đến năm 2021, tổng số giảng viên cơ hữu trong trường là 132 giảng viên. Trong đó, 01 giảng viên có học vị giáo sư, 25 giảng viên có học vị phó giáo sư, 68 tiến sĩ và 38 thạc sĩ. Ngoài ra, nhà trường còn liên kết với các viện, trung tâm nghiên cứu để mời các giảng viên có uy tín tham gia giảng dạy.
Cơ sở vật chất
Hiện nay, Trường Đại học Kinh tế có 04 khu giảng đường bao gồm: Nhà E4 có 13 lớp học, giảng đường CSS có 05 lớp học, giảng đường Hồ Tùng Mậu có 24 phòng học mới, giảng đường Việt Úc có 17 lớp học. Tổng số phòng học là 58 phòng học với tổng diện tích hơn 4000 m2 phục vụ cho các hệ đào tạo. Các lớp học với quy mô từ 30 đến 110 chỗ ngồi. Tất cả các giảng đường đều được trang bị hệ thống âm thanh, máy chiếu, điều hòa nhiệt độ, thiết bị phát wifi luôn đảm bảo vận hành ổn định.
Là đơn vị đi đầu trong “Phát triển mô hình thí điểm đại học xanh hướng tới tiết kiệm năng lượng tại Trường đại học Kinh tế – ĐHQGHN” thuộc dự án “Đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm nghiên cứu năng lượng tái tạo, năng lượng sạch mới với định hướng tăng trưởng xanh” được áp dụng thực tiễn với việc đầu tư hệ thống điện mặt trời nhằm giảm chi phí điện năng, sử dụng pin năng lượng mặt trời tiết kiệm tới 30% lượng điện tiêu thụ cho các thiết bị điện của Trường.
Hoàng Thuý