Loading...

Tìm hiểu Học viện Báo chí và tuyên truyền

Thông tin học phí và học bổng Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2023

Học viện Báo chí và Tuyên truyền đang là cơ sở đào tạo hàng đầu của cả nước về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các ngành lý luận Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; đội ngũ cán bộ tư tưởng – văn hóa, báo chí – truyền thông của Đảng và Nhà nước. 
Năm 2023, học phí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong khoảng 506.900 đ/tín chỉ đối với hệ đại trà và 1.470.010 đ/tín chỉ đối với chương trình chất lượng cao.

hoc vien bao chi va tuyen truyen 2

Tổng quan

  • Tên trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Tên tiếng Anh: Academy of Journalism and Communication (AJC)
  • Địa chỉ: 36 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Mã tuyển sinh: HBT

Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2023

STT Chương trình đào tạo Học phí
1 Các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử ĐCS Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) Được miễn học phí
2 Các ngành khác hệ đại trà 506.900 đ/tín chỉ (chương trình toàn khoá 143 tín chỉ)
3 Hệ chất lượng cao 1.470.010 đ/tín chỉ chưa bao gồm 13 tín chỉ Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng – An ninh)

Lộ trình tăng học phí cho từng năm là tối đa 10%.

Chính sách miễn, giảm học phí 

Đối tượng được miễn học phí

  • Sinh viên thuộc đối tượng được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
  • Sinh viên bị khuyết tật.
  • Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ (không quá 22 tuổi) thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định.
  • Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Sinh viên chuyên ngành Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
  • SInh viên người dân tộc thiểu số rất ít người (La Hủ, La Ha, Pa Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu).

Đối tượng được giảm học phí

  • Giảm 70% học phí: Sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định.
  • Giảm 50% học phí: Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội

  • Sinh viên thuộc diện dân tộc thiểu số thường trú tại vùng đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên tính tới thời điểm vào học tại Học viện.
  • Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
  • Sinh viên thuộc diện hộ nghèo vượt khó học tập.

Chính sách học bổng

Học bổng là trợ cấp tài chính dành cho các học sinh, sinh viên có học lực tốt, hoặc đạt được các thành tích trong quá trình học tập và rèn luyện. Sinh viên sẽ được xét cấp học bổng theo từng kỳ học, căn cứ vào thành tích học tập và phải đạt được những tiêu chí nhất định.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền cung cấp cho những sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện tốt các suất học bổng có giá trị như học bổng khuyến khích học tập được cấp xét theo từng kỳ học với 3 mức độ:

Đối với sinh viên các lớp hệ đại học chính quy tập trung:

  • Mức học bổng loại Khá: 810.000 đồng/ tháng
  • Mức học bổng loại Giỏi: 891.000 đồng/ tháng
  • Mức học bổng loại Xuất sắc: 1.053.000 đồng/ tháng

Đối với sinh viên các lớp chất lượng cao:

  • Mức học bổng loại Khá: 1.500.000 đồng/ tháng
  • Mức học bổng loại Giỏi: 1.800.000 đồng/ tháng
  • Mức học bổng loại Xuất sắc: 2.250.000 đồng/ tháng

Bạn có thể xem thêm Điểm chuẩn Học viện Báo chí và tuyên truyền năm 2023 có gì thay đổi ?

Giảng viên và cơ sở vật chất ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền có tốt không ?

Đội ngũ giảng viên

Tổng số công chức, viên chức và người lao động của Học viện Báo chí và Tuyên truyền là 406 người, trong đó có 353 cán bộ trong biên chế.

Học viện có:

  • 37 Phó Giáo sư
  • 91 Tiến sĩ
  • 215 Thạc sĩ
  • 40 Cử nhân
  • 22 Trình độ khác

Ngoài ra, Học viện cũng mời nhiều giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, các chuyên gia đầu ngành về lý luận chính trị và báo chí, truyền thông tham gia giảng dạy, hướng dẫn viết luận án và luận văn, tham gia Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, luận văn cao học.

Trong đó tỉ lệ giảng viên chiếm trên 60% tổng số cán bộ toàn Trường.

Cơ sở vật chất

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền có tổng diện tích 58.128m2, bao gồm các khu nhà hành chính, giảng đường, phòng học thực hành, thư viện, ký túc xá sinh viên và diện tích khuôn viên, vườn hoa, cây xanh…
  • Các khu nhà làm việc, giảng đường, ký túc xá sinh viên… được nâng cấp và xây dựng mới theo quy hoạch tổng thể của trường và đã được đưa vào sử dụng. Nhà học chính B1 (06 tầng) được đưa vào sử dụng từ năm 1995. Hiện tại Học viện có 07 phòng học từ 100 đến 200 chỗ ngồi; 53 phòng học và các khu giảng đường với các phòng học rộng từ 50 đến 100 chỗ ngồi; 24 phòng học dưới 50 chỗ ngồi.
  • Khu vực học tập, thực hành, tổ chức thi đánh gia năng lực ngoại ngữ, tin học, giáo dục kiến thức quốc phòng – an ninh được đầu tư đảm bảo đạt các quy chuẩn của đơn vị tự chủ đào tạo, bồi dưỡng cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng…
  • Hội trường lớn của Học viện được đưa vào sử dụng từ năm 1998, với sức chứa 800 người, phục vụ học tập, hội nghị, hội thảo và các hoạt động văn hóa, văn nghệ của cán bộ và sinh viên toàn trường.
  • Ký túc xá Học viện Báo chí và Tuyên truyền có 09 khu nhà khép kín, có 01 tòa nhà 15 tầng được đầu tư hiện đại đáp ứng chỗ ở, sinh hoạt của hàng ngàn sinh viên nội trú, trong đó có hàng trăm lưu học sinh Lào. Ngoài ra, Ký túc xá sinh viên còn có nguồn điện nước đầy đủ, các khu thể thao, sân bóng, nhà ăn… phục vụ nhu cầu sinh hoạt vui chơi giải trí của sinh viên, học viên từ các tỉnh xa về Hà Nội học tập.
  • Học viện đã đầu tư lắp đặt hệ thống wifi hiện đại trong toàn khuôn viên với 63 bộ phát được lắp đặt tại các tòa nhà. Từ năm học 2014-2015, Học viện đầu tư lắp đặt các hệ thống wifi miễn phí tại Ký túc xá sinh viên.

Hoàng Thuý

Thông tin tuyển sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2024

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo hàng đầu của cả nước về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các ngành lý luận Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; đội ngũ cán bộ tư tưởng – văn hóa, báo chí – truyền thông của Đảng và Nhà nước. Với sứ mệnh nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng – văn hóa, báo chí, truyền thông và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác, đây xứng đáng là môi trường học tập lý tưởng dành cho các bạn học sinh đam mê các lĩnh vực về báo chí và truyền thông.

hoc vien bao chi va tuyen truyen 3

Tổng quan

  • Tên trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Tên tiếng Anh: Academy of Journalism and Communication (AJC)
  • Địa chỉ: 36 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Mã tuyển sinh: HBT

Thông tin tuyển sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2023

Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành; đạt yêu cầu xét tuyển theo yêu cầu của học viện về học lực, hạnh kiểm bậc THPT.
  • Thí sinh là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong cả nước.

Phương thức tuyển sinh

  • Phương thức 1: Xét học bạ (15% chỉ tiêu)
  • Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp (15% chỉ tiêu) đối với thí sinh có chứng chỉ quốc tế môn tiếng Anh tương đương 6.5 IELTS trở lên, chứng chỉ SAT tối thiểu 1200/1600, điểm TBC học tập 5 kì bậc THPT (không tính học kì II lớp 12) từ 7.0 trở lên, hạnh kiểm tốt. Thí sinh xét tuyển các chương trình đào tạo trong nhóm 1: Ngành Báo chí điểm TGC 5 kì môn Ngữ văn THPT (không tính HK II lớp 12) đạt tối thiểu 7.0 trở lên. Thí sinh xét tuyển các chương trình đào tạo trong nhóm ngành 4 điểm TBC 5 học kì môn tiếng Anh THPT (không tính HK II lớp 12)đạt tối thiểu 7.0 trở lên.
  • Phương thức 3: Xét tuyển căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp THPT (70% chỉ tiêu).

Bạn đang xem bài viết Thông tin tuyển sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2024

Chỉ tiêu tuyển sinh

STT Ngành học Chỉ tiêu Tổ hợp xét tuyển
1 Báo chí, chuyên ngành Báo in 50 D01, D72, D78
2 Báo chí, chuyên ngành Báo phát thanh 50 D01, D72, D78
3 Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình 50 D01, D72, D78
4 Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử 50 D01, D72, D78
5 Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình chất lượng cao 40 D01, D72, D78
6 Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử chất lượng cao 40 D01, D72, D78
7 Báo chí, chuyên ngành Ảnh báo chí 40 D01, D72, D78
8 Báo chí, chuyên ngành Quay phim truyền hình 40 D01, D72, D78
9 Truyền thông đại chúng 100 A16, C15, D01
10 Truyền thông đa phương tiện 50 A16, C15, D01
11 Triết học 40 A16, C15, D01
12 Chủ nghĩa xã hội khoa học 40 A16, C15, D01
13 Kinh tế chính trị 40 A16, C15, D01
14 Kinh tế, Chuyên ngành Quản lý kinh tế 60 A16, C15, D01
15 Kinh tế, chuyên ngàng Kinh tế và Quản lý (CLC) 40 A16, C15, D01
16 Kinh tế, chuyên ngàng Kinh tế và Quản lý 50 A16, C15, D01
17 Chính trị học, chuyên ngành Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hoá 50 A16, C15, D01
18 Chính trị học, chuyên ngành Chính trị phát triển 50 A16, C15, D01
19 Chính trị học, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh 40 A16, C15, D01
20 Chính trị học, chuyên ngành Văn hoá phát triển 50 A16, C15, D01
21 Chính trị học, chuyên ngành Chính sách công 40 A16, C15, D01
22 Chính trị học, chuyên ngành Truyền thông chính sách 50 A16, C15, D01
23 Quản lý nhà nước, chuyên ngành Quản lý xã hội 50 A16, C15, D01
24 Quản lý nhà nước, chuyên ngành Quản lý hành chính nhà nước 50 A16, C15, D01
25 Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước 90 A16, C15, D01
26 Xuất bản, chuyên ngành Biên tập xuất bản 50 A16, C15, D01
27 Xuất bản, chuyên ngành Xuất bản điện tử 50 A16, C15, D01
28 Xã hội học 50 A16, C15, D01
29 Công tác xã hội 50 A16, C15, D01
30 Quản lý công 50 A16, C15, D01
31 Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 40 C00, C03, C19, D14
32 Truyền thông quốc tế 50 D01, D72, D78, A01
33 Quan hệ quốc tế, chuyên ngành thông tin đối ngoại 50 D01, D72, D78, A01
34 Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế 50 D01, D72, D78, A01
35 Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Quan hệ quốc tế và truyền thông toàn cầu (CLC) 40 D01, D72, D78, A01
36 Quan hệ công chúng, chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp 50 D01, D72, D78, A01
37 Quan hệ công chúng, chuyên ngành Truyền thông Marketing (CLC) 80 D01, D72, D78, A01
38 Quảng cáo 40 D01, D72, D78, A01
39 Ngôn ngữ Anh 50 D01, D72, D78, A01
Tổng chỉ tiêu 1950

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

  • Có kết quả xếp loại học lực 5 học kỳ THPT đạt 6.5 trở lên (không tính HK II lớp 12).
  • Hạnh kiểm từng học kỳ của 5 học kỳ THPT xếp loại Khá trở lên.
  • Thí sinh dự tuyển các chương trình chất lượng cao: điểm TBC môn tiếng Anh 5 kỳ THPT đạt từ 7.0 trở lên.
  • Thí sinh xét tuyển theo phương thức kết hợp vào các chương trình báo chí: điểm TBC 5 học kỳ môn Ngữ Văn đạt 7.0 trở lên.
  • Thí sinh xét tuyển kết hợp vào các chương trình ngành nhóm 4: điểm TBC 5 kì môn tiếng Anh THPT đạt 7.0 trở lên.
  • Thí sinh dự tuyển các chương trinh đào tạo giảng viên lý luận chính trị  không nói ngọng, nói lắp, không dị tật về ngoại hình.
  • Thí sinh dự tuyển chuyên ngành Quay phim truyền hình phải có sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh dị tật về mắt, ngoại hình phù hợp (nam 1m65, nữ 1m60 trở lên).
  • Xét tuyển đối với thí sinh tự do: Học viện nhận hồ sơ xét tuyển học bạ đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm 2021, 2022. Không nhận hồ sơ xét tuyển học bạ với các thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước đó.

Chính sách ưu tiên

  • Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn HSG quốc gia, trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia và đã tốt nghiệp trung học, nếu có KQ thi THPT đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Học viện.
  • Thí sinh đạt giải khuyến khích trong các kỳ thi chọn HSG quốc gia, giải tư trong cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia đã tốt nghiệp THPT được ưu tiên xét tuyển theo ngành phù hợp với môn thi và nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải.
  • Thí sinh đăng ký diện ưu tiên xét tuyển ngành Báo chí phải đạt điểm TBCHT 5 học kỳ bậc THPT môn Ngữ Văn 7.0 trở lên.
  • Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi HSG quốc gia các môn văn hoá được cộng 0.3 điểm.
  • Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi HSG cấp tỉnh các môn văn hoá được cộng 0.2 điểm.
  • Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi HSG cấp tỉnh các môn văn hoá được cộng 0.1 điểm.

Tham khảo bài viết Điểm chuẩn Học viện Báo chí và tuyên truyền năm 2023 có gì thay đổi ?

Hoàng Thuý