Loading...

Giáo Dục Học Đường

Điểm chuẩn Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Hàn năm 2023

Điểm chuẩn Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Hàn năm 2023 dao động trong phạm vi từ 22 đến 25 điểm. Hai ngành có điểm chuẩn cao nhất là Công nghệ thông tin và Trí tuệ nhân tạo. Chúng ta cùng tìm hiểu điểm chuẩn 2 năm gần nhất và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp của hai ngành tuyển sinh có điểm chuẩn cao nhất trường trong bài viết dưới đây nhé !

vku3

Tổng quan

Điểm chuẩn Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Hàn năm 2023

Điểm chuẩn Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Hàn – Đại học Đà Nẵng năm 2023
STT Tên ngành Điểm chuẩn THPT Xét điểm học bạ
1 Công nghệ thông tin ( kỹ sư ) 25.01 25
2 Công nghệ thông tin ( cử nhân ) 23.5 24
3 Công nghệ thông tin ( cử nhân – Hợp tác doanh nghiệp ) 23 24
4 Công nghệ thông tin – Chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số ( kỹ sư ) 24 24.5
5 Công nghệ thông tin – Chuyên ngành Mạng và An toàn thông tin ( kỹ sư ) 23 25
6 Trí tuệ nhân tạo (kỹ sư) 25.01 25
7 Công nghệ kỹ thuật máy tính ( kỹ sư ) 23 24
8 Công nghệ kỹ thuật máy tính ( cử nhân ) 23.09 24
9 Quản trị kinh doanh 23 24.5
10 Quản trị kinh doanh – Chuyên ngành Marketing kỹ thuật số 23 24.5
11 Quản trị kinh doanh – Chuyên ngành Quản trị tài chính số 22.5 24
12 Quản trị kinh doanh – Chuyên ngành Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng số 23 26
13 Quản trị kinh doanh – Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số 22.5 25
14 Quản trị kinh doanh – Chuyên ngành Quản trị dự án Công nghệ thông tin 22 24

Điểm chuẩn Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Hàn năm 2022

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm thi THPT
1 7340101 Quản trị kinh doanh A00; A01; D01; D90 24
2 7480108 Công nghệ kỹ thuật máy tính (kỹ sư) A00; A01; D01; D90 23
3 7480201 Công nghệ thông tin (kỹ sư) A00; A01; D01; D90 25
4 7340101DM Quản trị kinh doanh – chuyên ngành Marketing kỹ thuật số A00; A01; D01; D90 24
5 7340101EF Quản trị kinh doanh – chuyên ngành Quản tị Tài chính số A00; A01; D01; D90 22
6 7340101EL Quản trị kinh doanh – chuyên ngành Quản trị Logistics và Chuỗi cung ứng số A00; A01; D01; D90 25
7 7340101ET Quản trị kinh doanh – chuyên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành số A00; A01; D01; D90 23
8 7340101IM Quản trị kinh doanh – chuyên ngành Quản trị Dự án Công nghệ thông tin A00; A01; D01; D90 20.05
9 7480108B Công nghệ kỹ thuật máy tính (cử nhân) A00; A01; D01; D90 23
10 7480201B Công nghệ thông tin (cử nhân) A00; A01; D01; D90 24
11 7480201DA Công nghệ thông tin – chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số (kỹ sư) A00; A01; D01; D90 23
12 7480201DS Công nghệ thông tin – chuyên ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (kỹ sư) A00; A01; D01; D90 24
13 7480201DT Công nghệ thông tin (cử nhân) Hợp tác doanh nghiệp A00; A01; D01; D90 24
14 7480201NS Công nghệ thông tin – chuyên ngành Mạng và An toàn thông tin (kỹ sư) A00; A01; D01; D90 23

Điểm chuẩn Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Hàn năm 2021

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm thi THPT Ghi chú
1 7340101 Quản trị kinh doanh A00; A01; D01; D90 22.5 TO >= 7; TTNV <= 3
2 7340101EL Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng số) A00; A01; D01; D90 23 TO >= 6.8; TTNV <= 1
3 7340101ET Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số) A00; A01; D01; D90 20.5 TO >= 7; TTNV <= 2
4 7480108 Công nghệ kỹ thuật máy tính A00; A01; D01; D90 20 TO >= 7.6; TTNV <= 3
5 7480201 Công nghệ thông tin A00; A01; D01; D90 23 TO >= 7; TTNV <= 4
6 7480201DA Công nghệ thông tin (Chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số) A00; A01; D01; D90 21.5 TO >= 7; TTNV <= 4
7 7480201DS Công nghệ thông tin (Chuyên ngành Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo) A00; A01; D01; D90 21.05 TO >= 7.8; TTNV <= 2

Bạn đang xem bài viết Điểm chuẩn Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Hàn năm 2023

Cơ hội nghề nghiệp và học tập sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành Công nghệ thông tin 

Sau khi hoàn thành chương trình học, các cựu sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí sau:

  • Kỹ sư phần mềm
  • Kỹ sư thiết kế và phát triển ứng dụng cho các thiết bị di động và môi trường web
  • Kỹ sư thiết kế sản phẩm đồ họa và truyền thông đa phương tiện
  • Chuyên viên phân tích và thiết kế hệ thống, quản lý hệ thống
  • Nhà phân tích dữ liệu, quản trị dữ liệu, chuyên gia bảo mật thông tin
  • Chuyên gia quản lý và điều phối các dự án công nghệ thông tin
  • Chuyên gia xây dựng và phát triển ứng dụng thông minh

Ngoài ra, sinh viên ngành CNTT có thể thử sức ” lấn sân” sang một số lĩnh vực như: Phát triển app di động, web developer, lập trình nhúng, phát triển game, trí tuệ nhân tạo, bảo mật thông tin, thiết kế sản phẩm truyền thông, …

Ứng dụng của ngành AI ở hiện tại và tương lai

Ngành Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) đang có tiềm năng rộng lớn và có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống và kinh tế. Dưới đây là một số khía cạnh về tiềm năng của AI:

  • Trợ lý ảo (Virtual Assistant): Các ứng dụng phổ biến bao gồm Amazon Alexa, Google Assistant và Siri, cài đặt trên điện thoại để cải thiện trải nghiệm người dùng.
  • Digital Marketing: AI giúp các công ty xác định mục tiêu tiềm năng dựa trên dữ liệu sở thích và nhân khẩu học, tối ưu hóa tiếp thị.
  • Content Creator: AI có khả năng tạo nội dung trang web và bài viết dựa trên dữ liệu, tiết kiệm thời gian và tài nguyên.
  • Tìm kiếm trực tuyến: AI thay đổi cách thực hiện tìm kiếm trực tuyến và tối ưu hóa SEO.
  • Thiết kế web: Các ứng dụng AI như Grid giúp thiết kế trang web một cách chuyên nghiệp và tiết kiệm chi phí.
  • Chatbot: AI tự động trả lời câu hỏi của người dùng và được sử dụng trên các ứng dụng nhắn tin.
  • An ninh mạng: AI giúp phát hiện và phòng ngừa các mối đe dọa an ninh mạng.
  • IoT: AI quản lý và kiểm soát dữ liệu trong mạng IoT.
  • Tài chính và kinh tế: AI được sử dụng trong giao dịch chứng khoán và quản lý dữ liệu tài chính.
  • Nghệ thuật và thiết kế: AI giúp tạo ra nhiều đối tượng thuật toán và thiết kế sáng tạo.
  • Giáo dục: AI cá nhân hóa giáo dục và đánh giá hiệu suất học sinh.
  • Kỹ thuật ô tô: AI hỗ trợ xe tự động và giảm lỗi của con người.
  • Trò chơi điện tử: AI chơi cờ vua và tham gia vào trò chơi video.
  • Chăm sóc sức khỏe: AI giúp chẩn đoán và điều trị bệnh, phát triển thuốc và quản lý chăm sóc bệnh nhân.

Hoàng Yến

 

Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn – Đại học Đà Nẵng – Thông tin tuyển sinh năm 2023

Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn - Đại học Đà Nẵng (VKU) không chỉ là một ngôi trường đào tạo, mà còn là một nơi thúc đẩy triết lý giáo dục Nhân bản – Phụng sự – Khai phóng. VKU tập trung vào việc đào tạo và phát triển con người, với mục tiêu biến họ thành những cá nhân toàn diện, đạo đức, và có tư duy năng động, đổi mới, sáng tạo. Cùng tìm hiểu tổng quan về Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn trong bài viết dưới đây nhé!

dai hoc cong nghe thong tin va truyen thong viet han 1

 Tổng quan

Các ngành đào tạo Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn Đà Nẵng năm 2023

Phương thức tuyển sinh

  • Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh
  • Phương thức 2: Xét tuyển thẳng theo Đề án của CSĐT (Xét tuyển sinh riêng)
  • Phương thức 3: Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ)
  • Phương thức 4: Xét kết quả thi đánh giá năng lực do ĐHQG Tp HCM tổ chức
  • Phương thức 5: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023
STT Mã ngành Tên ngành
1 7340101 Quản trị kinh doanh
2 7340101EL Quản trị kinh doanh – Chuyên ngành Quàn trị Logistics và chuỗi cung ứng số
3 7340101ET Quản trị kinh doanh – Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số
4 7340101EF Quản trị kinh doanh – Chuyên ngành Quản trị tài chính số
5 7340101IM Quản trị kinh doanh – Chuyên ngành Quản trị Dự án Công nghệ Thông tin
6 7340101DM Quản trị kinh doanh – Chuyên ngành Marketing kỹ thuật số
7 7480108 Công nghệ kỹ thuật máy tính (Kỹ sư)
8 7480108B Công nghệ kỹ thuật máy tính (Cử nhân)
9 7480201 Công nghệ thông tin ( Kỹ sư)
10 7480201B Công nghệ thông tin (Cử nhân)
11 74800201DT Công nghệ thông tin ( Cử nhân – Hợp tác doanh nghiệp)
12 7480201NS Công nghệ thông tin – Chuyên ngành mạng và An toàn thông tin
13 7480201DA Công nghệ thông tin – Chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số ( Kỹ sư)
14 7480107 Trí tuệ nhân tạo (Kỹ sư)

Cơ hội việc làm và học tập đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính

Ngành Kỹ thuật máy tính thuộc danh sách những lĩnh vực đang có nhu cầu nhân lực cao, do đó, tốt nghiệp ngành này đồng nghĩa với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Dưới đây là một số mục tiêu bạn có thể theo đuổi:

  • Thiết kế, viết chương trình và sản xuất các hệ thống nhúng, bao gồm các lõi điều khiển cho các thiết bị như điện thoại di động, máy giặt, máy hút bụi, máy lọc không khí và nhiều sản phẩm khác.
  • Trờ thành chuyên viên lập trình hệ thống, áp dụng các thuật toán và phương pháp để phát triển các hệ thống nhúng trên các thiết bị thông minh như smartphone.
  • Đảm nhiệm vai trò quản trị hệ thống máy tính, bao gồm thiết kế, lắp ráp, vận hành, bảo trì, bảo mật và quản lý các hệ thống máy tính và siêu máy tính.

Dưới đây là một số công việc hứa hẹn dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật máy tính:

  • Kỹ sư thiết kế và chế tạo các hệ thống nhúng mới.
  • Lập trình viên hệ thống nhúng.
  • Lập trình viên phát triển phần mềm nhúng trên các thiết bị di động.
  • Kỹ sư thiết kế mạch điện – điện tử.
  • Quản trị hệ thống máy tính.
  • Lập trình viên phát triển ứng dụng và kiểm thử phần mềm nhúng.
  • Kỹ sư thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống máy tính.
  • Công ty sản xuất thiết bị gia dụng.
  • Công ty sản xuất và lắp ráp máy tính tại Mỹ.
  • Quản lý và vận hành hệ thống điều khiển bằng máy tính.
  • Nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học và viện nghiên cứu.

Nhu cầu cao cho các vị trí này đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật máy tính có thể tìm thấy nhiều cơ hội việc làm hứa hẹn trong thị trường lao động.

Xem thêm Điểm chuẩn Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Hàn năm 2023

Hoàng Yến

Học Phí Đại Học Bách Khoa Năm 2023: “Đắt Xắt Ra Miếng” ?

Học phí Đại học Bách Khoa năm 2023 được ra quyết định vẫn giữ nguyên so với năm 2022. Thực hiện cơ chế tự chủ của các trường đại học, việc điều chỉnh tăng học phí theo lộ trình trở nên cần thiết để đảm bảo hoạt động bền vững của các trường, đặc biệt trong quá trình triển khai cơ chế tự chủ đại học.  Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng việc quản lý chi phí đại học luôn là một vấn đề quan trọng, đặc biệt đối với các gia đình ở vùng nông thôn và người lao động nghèo.

dai hoc bach khoa ha noi 5

Tổng quan

  • Tên trường: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Tên trường Tiếng Anh: Ha Noi University of Science and Technology (HUST)
  • Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Website: https://www.hust.edu.vn/
  • Mã tuyển sinh: BKA
  • Email tuyển sinh: tuyensinh@hust.edu.vn​

Học phí Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2023

STT Chương trình học Học phí (VND/năm học)
I Hệ chính quy chương trình đại trà
1 Tiến sỹ 26.000.000
2 Thạc sỹ
Khối ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ 29000000
Khối ngành kinh tế 31000000
3 Đại học 21.000.000-24.000.000
II Hệ vừa làm vừa học
1 Đại học: Văn bằng 2, Liên thôgn từ cao đẳng lên đại học
1.1 Nhóm ngành: KT cơ điện tử, KT điện tử – viễn thông, KT điều khiển – tự động hoá, Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính 12.730.000
1.2 Nhóm ngành: Toán tin, Hệ thống thông tin quản lý, Kỹ thuật cơ khí, KT cơ khí động lực, KT hàng không, KT nhiệt, KT sinh học, KT ô tô, KT điện, KT thực phẩm, Tiếng Anh KHKT, nhóm ngành Kinh tế-Quản lý 16.900.000

Chính sách hỗ trợ tài chính dành cho sinh viên

Trong năm học 2022-2023, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tiến hành việc xem xét và trao học bổng khuyến khích học tập, học bổng Trần Đại Nghĩa, cũng như học bổng từ các nguồn tài trợ, đồng thời đã duyệt hồ sơ chế độ chính sách miễn, giảm học phí cho 4.850 sinh viên, với tổng nguồn kinh phí gần 73 tỷ đồng. Điều này không chỉ là sự thúc đẩy cho việc học tập của các sinh viên mà còn thể hiện cam kết của trường đối với phát triển giáo dục.

Để hỗ trợ sinh viên khó khăn, trường dành khoảng 60 – 70 tỷ đồng làm quỹ học bổng khuyến khích học tập cho những sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện tốt. Học bổng được xét theo học kỳ dựa trên kết quả học tập và rèn luyện theo ba mức khá – giỏ – xuất sắc.

Ngoài ra, Đại học Bách khoa Hà Nội còn tập trung mở rộng các chương trình hỗ trợ sinh viên khác, như học bổng cho khóa học tiếng Nhật tại tỉnh Shiga, Nhật Bản, cho các sinh viên tham quan và thực tập tại đó. Cũng như các khóa học về kỹ năng mềm được tài trợ bởi các doanh nghiệp đối tác, nhằm nâng cao năng lực và sự phát triển toàn diện của sinh viên.

Lời tâm sự PGS. Huỳnh Quyết Thắng muốn gửi gắm tới mọi lứa sinh viên của Trường?

Vào ngày khai giảng năm 2023, Giám đốc Đại học Bách Khoa đã gửi gắm những mong mỏi, định hướng của ông trong lời tâm sự dành cho các tân sinh viên như sau: 

  • Cần xác định năng lực, phẩm chất, và sở trường cá nhân để lựa chọn con đường phát triển phù hợp cho bản thân. Đại học Bách khoa Hà Nội không chỉ cung cấp kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mà còn giúp phát triển kỹ năng văn hóa làm việc và ứng xử để tạo nền tảng cho sự phát triển cá nhân.
  • Hiểu rằng tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại và học tập. Sinh viên cần tự chủ động sử dụng tiếng Anh trong quá trình học tập và nghiên cứu, đảm bảo trình độ tiếng Anh phù hợp để thúc đẩy quá trình quốc tế hóa của trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
  • Nuôi dưỡng tình yêu thương, lòng nhân ái, và học cách sống tử tế và làm việc hiệu quả để vượt qua thách thức và khó khăn trong cuộc sống.

Cơ hội việc làm rộng mở của sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội sau khi tốt nghiệp?

Đại học Bách khoa Hà Nội cũng thuộc nhóm các trường đại học hàng đầu về công nghệ và kỹ thuật, được biết đến với mức điểm trúng tuyển cao. Theo một cuộc khảo sát gần đây, tỷ lệ tìm việc làm sau khi tốt nghiệp cho sinh viên tại Đại học Bách khoa dao động từ 88.33% đến 99.94%. Đáng chú ý, một số ngành như Khoa học máy tính, Kỹ thuật cơ điện tử, Kĩ thuật ô tô, và Hệ thống thông tin quản lý thậm chí đạt tỷ lệ 100%.

Có một số lý do giải thích tại sao các ngành như khoa học máy tính, kỹ thuật cơ điện tử, kỹ thuật ô tô và hệ thống quản lý thông tin thường có nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp:

  • Sự cần thiết của ngành: Các ngành này thường liên quan đến công nghệ, quản lý và kỹ thuật, là các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế và xã hội. Do đó, luôn tồn tại nhu cầu cao cho các chuyên gia và nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực này.
  • Sự phát triển của công nghệ: Các thầy cô Đại học Bách Khoa liên tục kí các hợp đồng chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo ra nhiều cơ hội cho các sinh viên được tiếp xúc và đón đầu được các công nghệ mới nhất.
  • Mạng lưới liên kết và cơ hội thực tập: Đại học Bách Khoa luôn tận dụng tối đa mối quan hệ với các doanh nghiệp và công ty trong ngành, cung cấp cơ hội thực tập và tiếp xúc với thực tế công việc cho sinh viên.
  • Năng lực cá nhân: Sinh viên đạt được nhiều thành tựu trong việc học tập và phát triển kỹ năng bản thân thường có lợi thế trong việc tìm việc làm và phát triển sự nghiệp. HUST-er luôn nổi tiếng là những sinh viên đam mê nghiên cứu và chăm chỉ đó nhé.

Hoàng Yến

Điểm chuẩn Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2023

Năm 2023, Đại học Bách khoa Hà Nội đã ghi nhận một con số ấn tượng với gần 90.000 nguyện vọng và hơn 34.500 thí sinh đăng ký tham gia kỳ tuyển sinh, số lượng này tăng cao so với năm 2022. Điểm chuẩn để trúng tuyển đã phân bố rộng từ 50,4 đến 83,97 điểm dựa trên kết quả Đánh giá tư duy và từ 21 đến 29,42 điểm dựa trên kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

dai hoc bach khoa ha noi 3

Tổng quan

  • Tên trường: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Tên trường Tiếng Anh: Ha Noi University of Science and Technology (HUST)
  • Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Website: https://www.hust.edu.vn/
  • Mã tuyển sinh: BKA
  • Email tuyển sinh: tuyensinh@hust.edu.vn​

Điểm chuẩn Đại học Bách Khoa năm 2023

Theo đại diện của Đại học Bách khoa Hà Nội, ngành Khoa học máy tính (IT1) đã thu hút sự quan tâm đặc biệt với điểm chuẩn cao nhất năm nay là 29,42 điểm, cao hơn so với điểm trúng tuyển của năm 2022 là 28,29. Xếp sau đó là ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IT-E10) với 28,8 điểm. Nhiều ngành khác của ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đạt điểm chuẩn trên mức 28, bao gồm Kỹ thuật máy tính (IT2), An toàn không gian số (Chương trình tiên tiến), Công nghệ thông tin (Global ICT)…

Những con số này cho thấy mức cạnh tranh cao và quyết liệt trong kỳ tuyển sinh tại Đại học Bách khoa Hà Nội, và nhu cầu về các ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ đang tăng mạnh.

Điểm chuẩn trường Đại học Bách khoa Hà Nội theo phương thức xét tuyển Đánh giá tư duy năm 2023
STT Mã tuyển sinh Tên chương trình đào tạo Tổ hợp Điểm chuẩn
1 BF1 Kỹ thuật Sinh học K00 51.84
2 BF2 Kỹ thuật Thực phẩm K00 56.05
3 BF-E12 Kỹ thuật Thực phẩm (CT tiên tiến) K00 54.8
4 BF-E19 Kỹ thuật sinh học (CT tiên tiến) K00 52.95
5 CH1 Kỹ thuật Hóa học K00 50.6
6 CH2 Hóa học K00 51.58
7 CH3 Kỹ thuật In K00 53.96
8 CH-E11 Kỹ thuật Hóa dược (CT tiên tiến) K00 55.83
9 ED2 Công nghệ Giáo dục K00 58.69
10 EE1 Kỹ thuật điện K00 61.27
11 EE2 Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa K00 72.23
12 EE-E18 Hệ thống điện và năng lượng tái tạo (CT tiên tiến) K00 56.27
13 EE-E8 Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hoá (CT tiên tiến) K00 68.74
14 EE-EP Tin học công nghiệp và Tự động hóa (Chương trình Việt – Pháp PFIEV) K00 58.29
15 EM1 Quản lý năng lượng K00 53.29
16 EM2 Quản lý Công nghiệp K00 53.55
17 EM3 Quản trị Kinh doanh K00 55.58
18 EM4 Kế toán K00 51.04
19 EM5 Tài chính-Ngân hàng K00 52.45
20 EM-E13 Phân tích kinh doanh (CT tiên tiến) K00 51.42
21 EM-E14 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (CT tiên tiến) K00 52.57
22 ET1 Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông K00 66.46
23 ET2 Kỹ thuật Y sinh K00 56.03
24 ET-E16 Truyền thông số và Kỹ thuật đa phương tiện (CT tiên tiến) K00 62.72
25 ET-E4 Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông (CT tiên tiến) K00 64.17
26 ET-E5 Kỹ thuật Y sinh (CT tiên tiến) K00 56.55
27 ET-E9 Hệ thống nhúng thông minh và IoT (tăng cường tiếng Nhật) K00 65.23
28 ET-LUH Điện tử – Viễn thông – ĐH Leibniz Hannover (CHLB Đức) K00 56.67
29 EV1 Kỹ thuật Môi trường K00 51.12
30 EV2 Quản lý Tài nguyên và Môi trường K00 50.6
31 HE1 Kỹ thuật Nhiệt K00 53.84
32 IT1 CNTT: Khoa học Máy tính K00 83.9
33 IT2 CNTT: Kỹ thuật Máy tính K00 79.22
34 IT-E10 Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (CT tiên tiến) K00 83.97
35 IT-E15 An toàn không gian số – Cyber security (CT tiên tiến) K00 76.61
36 IT-E6 Công nghệ Thông tin Việt – Nhật (tăng cường tiếng Nhật) K00 72.03
37 IT-E7 Công nghệ Thông tin Global ICT (CT tiên tiến) K00 79.12
38 IT-EP Công nghệ Thông tin Việt-Pháp (tăng cường tiếng Pháp) K00 69.67
39 ME1 Kỹ thuật Cơ điện tử K00 65.81
40 ME2 Kỹ thuật Cơ khí K00 57.23
41 ME-E1 Kỹ thuật Cơ điện tử (CT tiên tiến) K00 60
42 ME-GU Cơ khí Chế tạo máy – hợp tác với trường ĐH Griffith (Australia) K00 52.45
43 ME-LUH Cơ điện tử – hợp tác với ĐH Leibniz Hannover (CHLB Đức) K00 56.08
44 ME-NUT Cơ điện tử – hợp tác với ĐHCN Nagaoka (Nhật Bản) K00 53.95
45 MI1 Toán-Tin K00 70.57
46 MI2 Hệ thống Thông tin quản lý K00 67.29
47 MS1 Kỹ thuật Vật liệu K00 54.37
48 MS2 Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ nano K00 63.66
49 MS3 Công nghệ vật liệu Polyme và Compozit K00 52.51
50 MS-E3 Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu (CT tiên tiến) K00 50.4
51 PH1 Vật lý Kỹ thuật K00 54.68
52 PH2 Kỹ thuật Hạt nhân K00 52.56
53 PH3 Vật lý Y khoa K00 53.02
54 TE1 Kỹ thuật Ô tô K00 64.28
55 TE2 Kỹ thuật Cơ khí động lực K00 56.41
56 TE3 Kỹ thuật Hàng không K00 60.39
57 TE-E2 Kỹ thuật Ô tô  (CT tiên tiến) K00 57.4
58 TE-EP Cơ khí hàng không (Chương trình Việt – Pháp PFIEV) K00 51.5
59 TROY-BA Quản trị Kinh doanh – ĐH Troy (Hoa Kỳ) K00 51.11
60 TROY-IT Khoa học Máy tính – ĐH Troy (Hoa Kỳ) K00 60.12
61 TX1 Công nghệ Dệt May K00 50.7

Theo phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT

Điểm chuẩn Đại học Bách Khoa Hà Nội xét điểm thi  THPT năm 2023
STT Mã tuyển sinh Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn
1 BF1 Kỹ thuật Sinh học A00; B00; D07 24.6
2 BF2 Kỹ thuật Thực phẩm A00; B00; D07 24.49
3 BF-E12 Kỹ thuật Thực phẩm (CT tiên tiến) A00; B00; D07 22.7
4 BF-E19 Kỹ thuật sinh học (CT tiên tiến) A00; B00; D07 21
5 CH1 Kỹ thuật Hóa học A00; B00; D07 23.7
6 CH2 Hóa học A00; B00; D07 23.04
7 CH3 Kỹ thuật In A00; A01; D07 22.7
8 CH-E11 Kỹ thuật Hóa dược (CT tiên tiến) A00; B00; D07 23.44
9 ED2 Công nghệ Giáo dục A00; A01; D01 24.55
10 EE1 Kỹ thuật điện A00; A01 25.55
11 EE2 Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa A00; A01 27.57
12 EE-E18 Hệ thống điện và năng lượng tái tạo (CT tiên tiến) A00; A01 24.47
13 EE-E8 Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hoá (CT tiên tiến) A00; A01 26.74
14 EE-EP Tin học công nghiệp và Tự động hóa (Chương trình Việt – Pháp PFIEV) A00; A01; D29 25.14
15 EM1 Quản lý năng lượng A00; A01; D01 24.98
16 EM2 Quản lý Công nghiệp A00; A01; D01 25.39
17 EM3 Quản trị Kinh doanh A00; A01; D01 25.83
18 EM4 Kế toán A00; A01; D01 25.52
19 EM5 Tài chính-Ngân hàng A00; A01; D01 25.75
20 EM-E13 Phân tích kinh doanh (CT tiên tiến) A01; D01; D07 25.47
21 EM-E14 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (CT tiên tiến) A01; D01; D07 25.69
22 ET1 Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông A00; A01 26.46
23 ET2 Kỹ thuật Y sinh A00; A01; B00 25.04
24 ET-E16 Truyền thông số và Kỹ thuật đa phương tiện (CT tiên tiến) A00; A01 25.73
25 ET-E4 Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông (CT tiên tiến) A00; A01 25.99
26 ET-E5 Kỹ thuật Y sinh (CT tiên tiến) A00; A01 23.7
27 ET-E9 Hệ thống nhúng thông minh và IoT (tăng cường tiếng Nhật) A00; A01; D28 26.45
28 ET-LUH Điện tử – Viễn thông – ĐH Leibniz Hannover (CHLB Đức) A00; A01; D26 24.3
29 EV1 Kỹ thuật Môi trường A00; B00; D07 21
30 EV2 Quản lý Tài nguyên và Môi trường A00; B00; D07 21
31 FL1 Tiếng Anh KHKT và Công nghệ D01 25.45
32 FL2 Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế (liên kết với ĐH Plymouth Marjon-Vương quốc Anh) D01 25.17
33 HE1 Kỹ thuật Nhiệt A00; A01 23.94
34 IT1 CNTT: Khoa học Máy tính A00; A01 29.42
35 IT2 CNTT: Kỹ thuật Máy tính A00; A01 28.29
36 IT-E10 Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (CT tiên tiến) A00; A01 28.8
37 IT-E15 An toàn không gian số – Cyber security (CT tiên tiến) A00; A01 28.05
38 IT-E6 Công nghệ Thông tin Việt – Nhật (tăng cường tiếng Nhật) A00; A01; D28 27.64
39 IT-E7 Công nghệ Thông tin Global ICT (CT tiên tiến) A00; A01 28.16
40 IT-EP Công nghệ Thông tin Việt-Pháp (tăng cường tiếng Pháp) A00; A01; D29 27.32
41 ME1 Kỹ thuật Cơ điện tử A00; A01 26.75
42 ME2 Kỹ thuật Cơ khí A00; A01 24.96
43 ME-E1 Kỹ thuật Cơ điện tử (CT tiên tiến) A00; A01 25.47
44 ME-GU Cơ khí Chế tạo máy – hợp tác với trường ĐH Griffith (Australia) A00; A01 23.32
45 ME-LUH Cơ điện tử – hợp tác với ĐH Leibniz Hannover (CHLB Đức) A00; A01; D26 24.02
46 ME-NUT Cơ điện tử – hợp tác với ĐHCN Nagaoka (Nhật Bản) A00; A01; D28 23.85
47 MI1 Toán-Tin A00; A01 27.21
48 MI2 Hệ thống Thông tin quản lý A00; A01 27.06
49 MS1 Kỹ thuật Vật liệu A00; A01; D07 23.25
50 MS2 Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ nano A00; A01; D07 26.18
51 MS3 Công nghệ vật liệu Polyme và Compozit A00; A01; D07 23.7
52 MS-E3 Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu (CT tiên tiến) A00; A01; D07 21.5
53 PH1 Vật lý Kỹ thuật A00; A01 24.28
54 PH2 Kỹ thuật Hạt nhân A00; A01; A02 22.31
55 PH3 Vật lý Y khoa A00; A01; A02 24.02
56 TE1 Kỹ thuật Ô tô A00; A01 26.48
57 TE2 Kỹ thuật Cơ khí động lực A00; A01 25.31
58 TE3 Kỹ thuật Hàng không A00; A01 25.5
59 TE-E2 Kỹ thuật Ô tô (CT tiên tiến) A00; A01 25
60 TE-EP Cơ khí hàng không (Chương trình Việt – Pháp PFIEV) A00; A01; D29 23.7
61 TROY-BA Quản trị Kinh doanh – ĐH Troy (Hoa Kỳ) A00; A01; D01 23.7
62 TROY-IT Khoa học Máy tính – ĐH Troy (Hoa Kỳ) A00; A01; D01 24.96
63 TX1 Công nghệ Dệt May A00; A01; D07 21.4

 Hoàng Yến

 

Đại học Bách Khoa Hà Nội: Chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh năm 2024

Đại học Bách Khoa Hà Nội là một trong những trường đại học hàng đầu và danh tiếng của Việt Nam. Trường này có lịch sử lâu đời, được thành lập vào năm 1956, và đã phát triển thành một cơ sở giáo dục và nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ và quản lý. HUST đang và luôn là “ngôi nhà thân yêu” của mọi “Người Bách khoa”, đoàn kết, tận tâm, tận lực làm việc và sáng tạo để đổi mới, đột phá, tỏa sáng và thành công.

dai hoc bach khoa ha noi 1

Tổng quan

  • Tên trường: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Tên trường Tiếng Anh: Ha Noi University of Science and Technology (HUST)
  • Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Website: https://www.hust.edu.vn/
  • Mã tuyển sinh: BKA
  • Email tuyển sinh: tuyensinh@hust.edu.vn​

Đánh giá tư duy Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2024

Dự kiến, Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ tổ chức đợt thi đánh giá tư duy đầu tiên vào ngày 2-3 tháng 12. Ngoài ra, trong năm 2024, còn 5 đợt thi khác sẽ diễn ra từ tháng 1 đến tháng 6.

Lịch 6 đợt thi đánh giá tư duy tại Đại học Bách Khoa Hà Nội như sau:

Đợt Ngày thi
1 Ngày 2 – 3/12/2023
2 Ngày 20 – 21/1/2024
3 Ngày 9 – 10/3/2024
4 Ngày 27 – 28/4/2024
5 Ngày 8 – 9/6/2024
6 Ngày 15 – 16/6/2024

Năm 2023, theo thống kê, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã có tham gia của gần 11.000 thí sinh trong kỳ thi đánh giá tư duy. Điểm trung bình của các thí sinh đạt mức 51,52/100 điểm. Tỷ lệ thí sinh đạt điểm trên 70 là khoảng 6,2%. Nếu tập trung vào những thí sinh với điểm trên 80, tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 0,73%. Trong số các thí sinh này, có 7 em đạt điểm trên 90 và 73 em đạt từ 80 đến 90 điểm.

Năm 2024, Nhà trường sẽ duy trì cả nội dung và hình thức giống như năm 2023, bao gồm ba phần chính:

  • Tư duy Toán học (60 phút)
  • Tư duy Đọc hiểu (30 phút)
  • Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút) với ba tiêu chí đánh giá tư duy ở ba mức độ khác nhau (tư duy tái hiện, tư duy suy luận, và tư duy bậc cao).

Hình thức: trắc nghiệm, bao gồm việc chọn đáp án đúng, đúng/sai, kéo thả, và câu trả lời ngắn.

Thông tin tuyển sinh Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2023

Phạm vi và Đối tượng tuyển sinh:

  • Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT.
  • Phạm vi tuyển sinh: toàn quốc.

Phương thức tuyển sinh:

Theo đề án tuyển sinh năm 2023 đã được công bố, Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ tổ chức tuyển sinh bằng ba phương thức sau:

Phương thức 1: Xét tuyển thẳng

  • Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).
  • Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, có thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi (HSG) hoặc cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) do Bộ GD&ĐT tổ chức.
  • Xét tuyển theo chứng chỉ Quốc tế: Thí sinh cần có điểm trung bình cộng (TBC) từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên và ít nhất một trong các chứng chỉ quốc tế sau: SAT, ACT, A-Level, AP và IB.

Phương thức 2: Xét tuyển theo Hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn

  • Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, có điểm trung bình cộng (TBC) các môn văn hóa từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12 đạt 8.0 trở lên và đáp ứng một trong những điều kiện sau:
    • Tham dự kỳ thi HSG Quốc gia hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh/thành phố do Sở GD&ĐT tổ chức.
    • Tham dự cuộc thi KHKT Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức.
    • Tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức từ vòng thi tháng trở lên.
    • Có ít nhất một trong các chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế sau: IELTS, TOEFL iBT, TOEFL ITP, TOEIC 4 kỹ năng hoặc các chứng chỉ tiếng Anh tương đương có mức điểm quy đổi tương đương IELTS 6.0 trở lên, để xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế – Quản lý.
    • Học sinh hệ chuyên (bao gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ) của các trường THPT và THPT chuyên trên toàn quốc, các lớp chuyên, hệ chuyên thuộc các Trường Đại học, Đại học quốc gia, Đại học vùng.

Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT

  • Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 do Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT tổ chức.
  • Điều kiện dự tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, có điểm trung bình cộng (TBC) 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 7,0 trở lên hoặc tổng điểm trung bình cộng 6 học kỳ của 3 môn học từ 42,0 trở lên.
  • Các tổ hợp xét tuyển: A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 (tùy theo từng chương trình đào tạo).
  • Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế sau: IELTS, TOEFL iBT, TOEFL ITP, TOEIC 4 kỹ năng hoặc các chứng chỉ tiếng Anh tương đương có mức điểm quy đổi tương đương IELTS 5.0 trở lên, có thể sử dụng để quy đổi sang điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp A01, D01, D07 (thông qua hệ thống quy đổi của Nhà trường).

Các ngành tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2023

Chương trình/ngành đào tạo Chỉ tiêu Mã xét tuyển 
A. CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
1 Kỹ thuật Sinh học 80 BF1
2 Kỹ thuật Thực phẩm 200 BF2
3 Kỹ thuật Hóa học 520 CH1
4 Hóa học 120 CH2
5 Kỹ thuật In 40 CH3
6 Công nghệ Giáo dục 80 ED2
7 Kỹ thuật điện 220 EE1
8 Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa 500 EE2
9 Quản lý năng lượng (thay thế cho Kinh tế Công nghiệp không tuyển sinh từ 2023) 60 EM1
10 Quản lý Công nghiệp 80 EM2
11 Quản trị Kinh doanh 100 EM3
12 Kế toán 80 EM4
13 Tài chính-Ngân hàng 60 EM5
14 Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông 480 ET1
15 Kỹ thuật Y sinh 60 ET2
16 Kỹ thuật Môi trường 120 EV1
17 Quản lý Tài nguyên và Môi trường 80 EV2
18 Tiếng Anh KHKT và Công nghệ 180 FL1 (1)
19 Kỹ thuật Nhiệt 250 HE1
20 CNTT: Khoa học Máy tính 300 IT1 (2)
21 CNTT: Kỹ thuật Máy tính 200 IT2
22 Kỹ thuật Cơ điện tử 300 ME1
23 Kỹ thuật Cơ khí 500 ME2
24 Toán-Tin 120 MI1
25 Hệ thống Thông tin quản lý 60 MI2
26 Kỹ thuật Vật liệu 260 MS1
27 Vật lý Kỹ thuật 150 PH1
28 Kỹ thuật Hạt nhân 30 PH2
29 Vật lý Y khoa 40 PH3
30 Kỹ thuật Ô tô 200 TE1
31 Kỹ thuật Cơ khí động lực 90 TE2
32 Kỹ thuật Hàng không 50 TE3
33 Công nghệ Dệt-May 220 TX1
34 Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ nano (chương trình mới) 40 MS2
35 Công nghệ vật liệu Polyme và Compozit (chương trình mới) 40 MS3
B. CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO (CỦA ĐHBK HÀ NỘI)
B1. Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh
36 Kỹ thuật sinh học (chương trình mới) 40 BF-E19
37 Kỹ thuật Thực phẩm 80 BF-E12
38 Kỹ thuật Hóa dược 80 CH-E11
39 Hệ thống điện và năng lượng tái tạo 50 EE-E18
40 Kỹ thuật điều khiển-Tự động hóa 100 EE-E8
41 Phân tích Kinh doanh 100 EM-E13
42 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 120 EM-E14
43 Truyền thông số và Kỹ thuật đa phương tiện 60 ET-E16
44 Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông 60 ET-E4
45 Kỹ thuật Y sinh 40 ET-E5
46 An toàn không gian số – Cyber Security 40 IT-E15 (2)
47 Công nghệ Thông tin Global ICT 100 IT-E7 (2)
48 Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo 100 IT-E10 (2)
49 Kỹ thuật Cơ điện tử 120 ME-E1
50 Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu 50 MS-E3
51 Kỹ thuật Ô tô 80 TE-E2
B2. Chương trình có tăng cường ngoại ngữ
52 Hệ thống nhúng thông minh và IoT (tăng cường tiếng Nhật) 60 ET-E9
53 Công nghệ Thông tin Việt – Nhật (tăng cường tiếng Nhật) 240 IT-E6
54 Công nghệ Thông tin Việt-Pháp (tăng cường tiếng Pháp) 40 IT-EP(2)
B3. Chương trình có chuẩn đầu ra ngoại ngữ khác
55 Điện tử – Viễn thông – ĐH Leibniz Hannover (CHLB Đức) 40 ET-LUH
56 Cơ điện tử – hợp tác với ĐH Leibniz Hannover (CHLB Đức) 40 ME-LUH
57 Cơ điện tử – hợp tác với ĐHCN Nagaoka (Nhật Bản) 90 ME-NUT
58 Cơ khí Chế tạo máy – hợp tác với trường ĐH Griffith (Australia) 40 ME-GU
C. CHƯƠNG TRÌNH PFIEV
59 Cơ khí Hàng không 35 TE-EP
60 Tin học công nghiệp và Tự động hóa 40 EE-EP
D. CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
61 Quản trị Kinh doanh – ĐH Troy (Hoa Kỳ) (do ĐH Troy cấp bằng) 80 TROY-BA
62 Khoa học Máy tính – ĐH Troy (Hoa Kỳ) (do ĐH Troy cấp bằng) 80 TROY-IT
63 Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế 90 FL2 (1)
(do ĐHBK Hà Nội và ĐH Plymouth Marjon-Vương quốc Anh cấp bằng)
Tổng chỉ tiêu năm 2023 7.985

“Học Đại học Bách Khoa rớt môn như cơm bữa, 7 năm mới tốt nghiệp ” – Thực hư ra sao?

Chương trình học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội có thể được mô tả như một trong những chương trình đào tạo cao cấp và đầy thách thức ở Việt Nam. Các môn học tại Bách Khoa được thiết kế để cung cấp kiến thức sâu rộng và kỹ năng cần thiết cho các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ, và kỹ thuật thông tin. Chúng ta cùng tìm hiểu chương trình học của HUST “khó nhằn” thế nào nhé !

  • Chương trình học đa dạng: Bách Khoa Hà Nội cung cấp các chương trình học đa dạng, bao gồm các ngành như Khoa học máy tính, Kỹ thuật Điện, Cơ khí, Điện tử, và nhiều ngành kỹ thuật khác. Mỗi ngành đều hướng tới nghiên cứu chuyên sâu nên yêu cầu rất nhiều kiến thức hàn lâm và kỹ năng đòi hỏi sự cống hiến và nỗ lực cao.
  • Áp lực học tập: Sinh viên Bách Khoa thường phải đối mặt với lịch học mật độ cao và số lượng bài tập và dự án lớn. Điều này đòi hỏi họ phải quản lý thời gian hiệu quả và học tập chăm chỉ.
  • Tính cạnh tranh: Bách Khoa Hà Nội luôn được biết đến với sự cạnh tranh cao đối với việc tuyển sinh và trong quá trình học tập. Sinh viên thường cảm thấy áp lực để đạt thành tích tốt và duy trì vị trí trong danh sách xếp hạng.
  • Tiếng Anh: Một số chương trình tại Bách Khoa yêu cầu sinh viên có kiến thức tiếng Anh tốt, đặc biệt là các ngành liên quan đến công nghệ thông tin. Việc nắm vững tiếng Anh có thể là một thách thức đối với một số sinh viên.

Tóm lại, chương trình học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội được đánh giá là khó và đầy thách thức, nhưng cũng rất đáng để đạt được tấm bằng xuất sắc và phát triển kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Hoàng Yến