Loading...

Tìm hiểu Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội

Điểm chuẩn Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023

 Năm 2023, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội điểm chuẩn phạm vi  từ 20,50 đến 27,47 cho các ngành học. Trong số này, Ngành Giáo dục tiểu học nổi bật với điểm chuẩn cao nhất là 27,47. Đồng thời, nhóm ngành có điểm chuẩn thấp nhất (20,50 điểm) tại trường bao gồm 5 ngành: Khoa học giáo dục, Quản trị trường học, Quản trị Chất lượng giáo dục, Quản trị Công nghệ giáo dục, và Tham vấn học đường.

dai hoc giao duc 1

Tổng quan 

  • Tên trường: Trường Đại học Giáo Dục
  • Tên trường tiếng Anh: VNU University of Education (UED)
  • Địa chỉ:
    • Nhà G7, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
    • Nhà C0, số 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội
    • Cơ sở Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc
  • Mã tuyển sinh: QH

Điểm chuẩn Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023

Năm 2023, Đại học Giáo dục điểm chuẩn chia thành 5 khối ngành chính dao động trong khoảng từ 20,50 – 27,47 điểm. Dưới đây là thông tin điểm chuẩn cụ thể từng ngành đã được công bố: 

Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn
GD1 Sư phạm Toán và Khoa học Tự nhiên (Gồm 5 ngành: Sư phạm Toán học; Sư phạm Vật lý; Sư phạm Hóa học; Sư phạm Sinh học; Sư phạm Khoa học Tư nhiên) A00, A01, B00, D01 25,58
GD2 Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử và Địa lý (gồm 3 ngành: Sư phạm Ngữ văn; Sư phạm Lịch sử; Sư phạm Lịch sử và Địa lý) C00, D01, D14, D15 27,17
GD3 Khoa học Giáo dục và Khác (gồm 5 ngành: Khoa học Giáo dục; Quản trị Chất lượng Giáo dục; Quản trị trường học; Quản trị Công nghệ Giáo dục; Tham vấn học đường) A00, B00, C00, D01 20,50
GD4 Giáo dục tiểu học A00, B00, C00, D01 27,47
GD5 Giáo dục mầm non A00, B00, C00, D01 25,39

Điểm chuẩn Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 2 năm gần nhất

STT Tên ngành Tổ hợp môn Năm 2022 Năm 2021 Năm 2020
1 Sư phạm Toán và Khoa học Tự nhiên (Gồm 5 ngành: Sư phạm Toán học; Sư phạm Vật lý; Sư phạm Hóa học; Sư phạm Sinh học; Sư phạm Khoa học Tư nhiên) – GD1 A00, A01, B00, D01 25,55 25,65 22,75
2 Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử và Địa lý (gồm 3 ngành: Sư phạm Ngữ văn; Sư phạm Lịch sử; Sư phạm Lịch sử và Địa lý) – GD2 C00, D01, D14, D15 28 26,55 23,3
3 Khoa học Giáo dục và Khác (gồm 5 ngành: Khoa học Giáo dục; Quản trị Chất lượng Giáo dục; Quản trị trường học; Quản trị Công nghệ Giáo dục; Tham vấn học đường) – GD3 A00, B00, C00, D01 20,75 20,25 17
4 Giáo dục tiểu học – GD4 A00, B00, C00, D01 28,55 27,6 25,3
5 Giáo dục mầm non – GD5 A00, B00, C00, D01 25,7 25,05 19,25

Tham khảo Học phí Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023

 Hoàng Yến

Học phí Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023

Học phí Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội luôn ở mức hợp lý và ưu đãi với sinh viên, dao động trong khoảng 12.000.000 VND/năm học. Đặc biết, đối với ngành đào tạo sư phạm, Nhà trường sẽ không thu học phí. Điều này khiến giảm bớt gánh nặng về tài chính cho phụ huynh và học sinh theo học. Bên cạnh mức học phí ưu đãi, Nhà trường cũng có những chiến lược hỗ trợ tài chính, các chương trình học bổng và cam kết với mục tiêu tạo ra môi trường học thuật đầy cơ hội cho sinh viên.

dai hoc giao duc 2

Giới thiệu tổng quan

  • Tên trường: Trường Đại học Giáo Dục
  • Tên trường tiếng Anh: VNU University of Education (UED)
  • Địa chỉ:
    • Nhà G7, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
    • Nhà C0, số 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội
    • Cơ sở Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc
  • Mã tuyển sinh: QHS

Học phí Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội

Học phí Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội (VND/năm học)
 Hệ đào tạo 2021-2022 2022-2023 2023-2024
Hệ đào tạo Sư phạm Miễn hoàn toàn 100% học phí
Hệ đào tạo ngoài ngành Sư phạm 9.800.000 11.000.000 12.000.000

Chính sách học bổng dành cho sinh viên xuất sắc năm 2023

Chương trình học bổng tại Trường Đại học Giáo dục là một cơ hội quan trọng mang lại sự hỗ trợ và khuyến khích cho sinh viên xuất sắc trong việc theo đuổi sự nghiệp học thuật của mình. Với cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho mọi sinh viên, chương trình học bổng không chỉ tập trung vào thành tích học tập xuất sắc mà còn chú trọng đến các hoạt động ngoại khóa, đóng góp xã hội và tiềm năng lãnh đạo.

Dưới đây là một số chương trình học bổng trao đổi mà các bạn sinh viên có thể quan tâm:

  • Chương trình trao đổi sinh viên/học viên kỳ mùa Xuân năm 2024 tại đại học Waseda Nhật Bản
  • Chương trình học bổng ưu tú của ĐH Quốc lập Đài Bắc (NTPU)
  • Chương trình đào tạo Giáo dục Khoa học tại Đại học Chiba, Nhật Bản tháng 2/2024
  • Chương trình trao đổi sinh viên kỳ mùa Xuân 2024 tại Đại học Koc, Thổ Nhĩ Kỳ
  • Chương trình trao đổi sinh viên/học viên kỳ học mùa Xuân năm 2024 tại Đại học Kansai, Nhật Bản
  • Chương trình học bổng Shinnyo, Nhật Bản năm học 2023-2024
  • Chương trình học bổng Mitsubishi, Nhật Bản năm học 2023-2024
  • Chương trình học bổng Yamada Nhật Bản năm 2023-2024
  • Chương trình trao đổi sinh viên tại Đại học Quốc gia Chungbuk, Hàn Quốc

Dưới đây chỉ là một số ví dụ về những chương trình trao đổi độc đáo mà Đại học Giáo dục Hà Nội cung cấp. Mặc dù có hạn chế về số lượng sinh viên được tham gia, những chương trình này không chỉ là cơ hội tuyệt vời để sinh viên khám phá và trải nghiệm môi trường học thuật mới tại các quốc gia phát triển về lĩnh vực giáo dục, mà còn tạo nền tảng quan trọng giúp họ đạt được thành công trong sự nghiệp trong tương lai.

Xem thêm Điểm chuẩn Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023

Cơ sở vật chất và chất lượng nhân lực Đại học Giáo dục Hà Nội: Mô Hình Mở và Linh Hoạt

Trường Đại học Giáo dục thực hiện mô hình đào tạo mở và linh hoạt, tận dụng sự đa dạng trong đội ngũ cán bộ giảng viên. Ngoài đội ngũ do nhà trường quản lý, trường còn huy động giáo sư từ các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, bao gồm Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Công nghệ, để tham gia giảng dạy và nghiên cứu. Đồng thời, nhận dạy từ giảng viên có kinh nghiệm từ các trường, viện nghiên cứu, đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu.

Hiện nay, đội ngũ cán bộ giảng viên tại trường gồm 289 người, bao gồm:

  • 71 cán bộ, viên chức do nhà trường quản lý.
  • 182 giảng viên đào tạo cơ bản tại các trường thành viên.
  • 7 giảng viên nghỉ hưu tiếp tục hợp đồng lao động.
  • 29 giảng viên thỉnh giảng.

Về cơ sở vật chất, Đại học Giáo dục chia sẻ cơ sở vật chất của Đại học Quốc gia Hà Nội. Tuy nhiên, trong tương lai, trường sẽ chuyển về Xuân Mai, Thạch Thất, Hà Nội, và xây dựng toàn bộ cơ sở vật chất mới. Khu trường mới này sẽ nằm cách trung tâm Hà Nội 30km về phía Tây Bắc, với diện tích trên 18 ha, bao gồm nhà điều hành, giảng đường, thư viện, viện nghiên cứu, phòng hội thảo, trường thực hành, và các khu giải trí, thể thao – tạo nên một liên hợp hiện đại phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu của trường.

Hoàng Yến

Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh trình độ đại học năm 2023

Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu chất lượng cao, trình độ cao trong lĩnh vực khoa học và công nghệ giáo dục, ứng dụng cho đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý và các nhóm nhân lực khác trong lĩnh vực giáo dục.

dai hoc giao duc

Giới thiệu tổng quát

  • Tên trường: Trường Đại học Giáo Dục
  • Tên trường tiếng Anh: VNU University of Education (UED)
  • Địa chỉ:
    • Nhà G7, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
    • Nhà C0, số 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội
    • Cơ sở Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc
  • Mã tuyển sinh: QHS

Đề án tuyển sinh Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023

Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT

Phạm vi tuyển sinh: Trong cả nước

Phương thức tuyển sinh

  • Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN

- Đối tượng: Xét tuyển thẳng đối với thí sinh thuộc một trong hai đối tượng sau:

+ Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kĩ thuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh.

+ Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT, được xét tuyển thẳng vào ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi.

–  Học sinh trường THPT chuyên thuộc ĐHQGHN và trường THPT chuyên của các tỉnh/thành phố được xét tuyển thẳng vào các ngành đào tạo của Trường ĐHGD phải tốt nghiệp THPT, có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

+ Là thành viên chính thức đội tuyển dự kỳ thi Olympic hoặc các cuộc thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế;

+ Đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học tự nhiên bậc THPT được tổ chức hàng năm;

+ Đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp tỉnh;

+ Là thành viên chính thức của đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc gia;

+ Đạt danh hiệu học sinh giỏi từng năm học trong cả 3 năm THPT chuyên và có kết quả thi THPT Quốc gia đạt 28 điểm trở lên.

  • Phương thức xét tuyển theo kết quả tổ hợp các môn thi/bài thi THPT Quốc gia
  • Phương thức xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế A-level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh

Chỉ tiêu tuyển sinh các ngành đào tạo Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023

Năm 2023, Đại học Giáo dục Hà Nội giảm chỉ tiêu các nhóm ngành Toán và Khoa học tự nhiên và Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý, tuy nhiên, tăng chỉ tiêu cho nhóm ngành Khoa học giáo dục.

STT Nhóm ngành/Ngành học Chỉ tiêu
I Toán và Khoa học tự nhiên (GD1) 175
1 Sư phạm Toán 35
2 Sư phạm Vật lý 20
3 Sư phạm Hóa học 20
4 Sư phạm Sinh học 20
5 Sư phạm Khoa học Tự nhiên 80
II Sư phạm Ngữ văn và Lịch sử (GD2) 135
1 Sư phạm Ngữ Văn 35
2 Sư phạm Lịch sử 20
3 Sư phạm Lịch sử và Địa lý 80
III Khoa học giáo dục và khác (GD3) 630
1. Quản trị trường học 126
2. Quản trị Công nghệ giáo dục 126
3. Quản trị chất lượng giáo dục 126
4. Tham vấn học đường 126
5. Khoa học giáo dục 126
IV Giáo dục tiểu học (GD4) 90
V Giáo dục mầm non (GD5) 70
Tổng cộng 1100

Xem thêm Điểm chuẩn Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023

Từ năm 2020 đến nay, Đại học Giáo dục Hà Nội đã có 3 năm đưa vào chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học và Giáo dục mầm non. Việc mở rộng ngành đào tạo mầm non và tiểu học là một bước quan trọng, đồng thời là minh chứng rõ ràng cho sự nhạy bén và phản ánh đúng đắn đối với xu hướng phát triển của ngành giáo dục hiện đại.

Trong thời đại ngày nay, công nghệ ngày càng trở thành một phần quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập. Việc ứng dụng công nghệ vào giáo dục mầm non và tiểu học không chỉ mang lại trải nghiệm học tập hiện đại, mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Ngoài ra, việc mở rộng ngành đào tạo giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học cũng là một bước quan trọng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nguồn nhân lực chất lượng trong lĩnh vực giáo dục cơ bản.

Điều này không chỉ hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của ngành giáo dục mầm non và tiểu học mà còn đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng đời sống cộng đồng.

Cơ hội việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có nhiều cơ hội để triển khai sự nghiệp trong ngành giáo dục. Dưới đây là một số hướng mà các bạn có thể theo đuổi:

  • Giảng dạy:
    • Sinh viên có thể chọn trở thành giáo viên tại các trường mầm non, tiểu học, trung học, hoặc cấp độ cao hơn.
    • Tham gia giảng dạy ở các tổ chức giáo dục phi lợi nhuận hoặc trung tâm đào tạo.
  • Nghiên cứu:
    • Có cơ hội tham gia vào dự án nghiên cứu giáo dục tại các trường đại học hoặc tổ chức nghiên cứu.
    • Tham gia vào việc phát triển và thực hiện các dự án nghiên cứu về cải thiện chất lượng giáo dục.
  • Viên chức quản lý trong cơ sở giáo dục:
    • Đảm nhiệm các vị trí quản lý tại các trường hoặc tổ chức giáo dục.
    • Tham gia vào quản lý và phát triển chính sách giáo dục tại cấp trường hoặc huyện.
  • Viên chức quản lý trong cơ quan nghiên cứu khoa học về giáo dục và đào tạo:
    • Tham gia vào các tổ chức nghiên cứu để phát triển chính sách và phương pháp giáo dục.
    • Hỗ trợ trong việc thực hiện các dự án nghiên cứu và đánh giá hiệu suất giáo dục.
  • Công chức, viên chức tại cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục:
    • Đảm nhiệm các vị trí trong các cơ quan như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo ở cấp địa phương.
    • Tham gia vào việc xây dựng và thực hiện chính sách giáo dục quốc gia và địa phương.
  • Công chức, viên chức tại các cơ quan quản lý nhà nước khác liên quan:
    • Bố trí làm công chức, viên chức tại các cơ quan như Văn phòng Chính phủ, Quốc hội để tham gia vào quản lý chung của hệ thống giáo dục.

Sự đa dạng này không chỉ giúp sinh viên thỏa mãn đam mê và sở thích cá nhân mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển toàn diện của hệ thống giáo dục quốc gia. 

Xem thêm Học phí Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023

Hoàng Yến