Loading...

Tìm hiểu Đại học Văn hoá Hà Nội

Học phí Đại học Văn hoá Hà Nội năm 2023

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, ban đầu là “Trường cán bộ văn hóa”, đã từng đổi tên thành “Lý luận nghiệp vụ văn hoá” vào năm 1960 theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục. Sau một quá trình xây dựng và khẳng định vị thế, đến năm 1977, trường được nâng lên là trường Cao đẳng nghiệp vụ văn hoá, và sau đó lại tiến thêm bước để trở thành Đại học Văn hóa Hà Nội vào năm 1982. Đây là một trong những trường đại học đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng kiến thức và năng lực chuyên môn cho các cán bộ văn hóa.

Năm 2023, học phí của trường dao động trong khoảng từ 13 triệu – 14 triệu VNĐ/năm học.

dai hoc van hoa ha noi 3

Tổng quan

  • Tên trường: Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
  • Tên tiếng Anh: Hanoi University of Culture (HUC)
  • Địa chỉ: 418 đường La Thành, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP. Hà Nội
  • Mã trường: VHH

Học phí Đại học Văn hoá Hà Nội năm học 2023 – 2024

Ngành Học phí ( VNĐ/ năm)
Luật Quốc tế 13.685.000
Luật kinh tế 13.685.000
Luật 13.685.000
Tài chính – ngân hàng 13.685.000
Thương mại điện tử 13.685.000
Quản trị kinh doanh 13.685.000
Kế toán 13.685.000
Ngôn ngữ Trung Quốc 14.350.000
Ngôn ngữ Anh 14.350.000
Thiết kế công nghiệp 14.350.000
Kiến trúc 14.350.000
Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hành 14.350.000
Công nghệ thực phẩm 14.350.000
Công nghệ sinh học 14.350.000
CNKT điều khiển và tự động hóa 14.350.000
CNKT Điện tử – Viễn thông 14.350.000

Học phí Đại học Văn hoá Hà Nội năm 2022 – 2023

Nhà trường thu học phí theo số tín chỉ sinh viên đăng ký học trong năm học:

  • Đối với sinh viên Đại học hệ chính quy K59: 333.000 đồng/1 tín chỉ.
  • Đối với sinh viên Đại học chính quy từ K60 – K63: 384.000 đồng/1 tín chỉ.

Lộ trình tăng học phí không quá 10% cho năm tiếp theo. Cụ thể:

  • Học phí trung bình khối ngành Kinh tế: 18.000.000 đồng/năm.
  • Học phí trung bình khối ngành Ngôn ngữ: 19.000.000 đồng/năm (riêng ngành Ngôn ngữ Nhật là 23.000.000 đồng/năm).
  • Học phí trung bình khối ngành Kỹ thuật – Công nghệ: 20.000.000 đồng/năm (riêng ngành Kiến trúc là 21.000.000 đồng/năm).

Học phí Đại học Văn hoá Hà Nội năm 2021 – 2022

Đối với sinh viên theo học tại trường thì học phí mỗi kì sinh viên phải đóng hoàn toàn dựa trên số tin chỉ mà sinh viên đã đăng ký theo học trong học kỳ đó. Cụ thể, học phí HUC năm 2021 là 286.000 VNĐ/ tín chỉ tương đương bình quân mỗi kỳ sinh viên phải đóng 10.000.000 VNĐ.

Chính sách miễn, giảm học phí dành cho sinh viên

Đối tượng được miễn học phí

  • Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
  • Sinh viên khuyết tật.
  • Sinh viên là người dân tộc thiểu số có cha hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.
  • Sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
  • Sinh viên hệ cử tuyển.
  • Sinh viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1,2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Đối tượng được giảm học phí

  • Giảm 70% học phí: SInh viên là người dân tộc thiểu số (không phải dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Giảm 50% học phí: Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

Bạn đang xem Học phí Đại học Văn hoá Hà Nội năm 2023

Chính sách học bổng

Hàng năm, chương trình học bổng “Nâng bước thủ khoa” của trường trao tặng những xuất học bổng có giá trị 10 triệu đồng/xuất cho 01 sinh viên ở mỗi khoa có điểm đầu vào cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh Đại học và có hoàn cảnh khó khăn.

Nhằm khuyến khích những sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện tốt, Quỹ khuyến học và Quỹ học bổng của Nhà trường trao tặng học bổng có giá trị từ 100 – 140% mức học phí.

Ngoài ra, Chính phủ các nước như Ấn Độ, Indonesia cũng dành tặng nhiều suất học bổng cho sinh viên ưu tú trong chương trình học bổng giao lưu văn hóa cho những sinh viên đủ điều kiện.

Giảng viên và cơ sở vật chất Đại học Văn hoá Hà Nội như thế nào ?

Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên của nhà trường gồm 09 Phó Giáo sư, 48 Tiến sĩ, 87 Thạc sĩ, 101 Cử nhân và số lượng trình độ khác là 30 cán bộ. Bên cạnh ưu thế là giàu kinh nghiệm giảng dạy và giỏi chuyên môn đội ngũ giảng viên của Nhà trường còn là những thầy cô có tâm huyết với nghề, luôn xác định rằng sự thành công của sinh viên chính là sự thành công của chính bản thân mình.

Hàng năm, Nhà trường tổ chức các lớp huấn luyện chuyên môn với sự tham gia của 100% giảng viên. Đây là hoạt động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu thực tiễn của xã hội.

Cơ sở vật chất

Hiện nay, tổng diện tích đất của Trường là 20.876,6 m2, trong đó, diện tích sàn xây dựng là 24.580,72 m2.
Về công năng sử dụng diện tích gồm: Phòng làm việc của Ban Giám hiệu và các đơn vị: 61 phòng, diện tích sử dụng khoảng 1.830 m2; Phòng họp, hội thảo: 05 phòng, diện tích sử dụng là: 400m2; Phòng học: 71 phòng, diện tích sử dụng: 6.769m2; Nhà Văn hóa đa năng, diện tích sử dụng là: 1.190m2; Nhà Giáo dục thể chất, diện tích sử dụng là: 1.377 m2; Ký túc xá, diện tích đang sử dụng hơn 6.000 m2; Trung tâm Khoa học Thông tin Thư viện, diện tích sử dụng hơn 6.000m2, đang hoàn thiện và chuẩn bị đưa vào sử dụng; Nhà ăn tập thể, đang hoàn thiện và đưa vào sử dụng hơn 400m2.

Về cơ sở vật chất, thiết bị phòng học, phòng làm việc đều được trang bị đầy đủ, trang thiết bị tương đối hiện đại, cơ bản đáp ứng nhu cầu làm việc và học tập của cán bộ, giảng viên và người học.
Mặc dù có diện tích khá khiêm tốn (2,1 ha), nhưng cảnh quan, khuôn viên Trường Đại học Văn hoá Hà Nội được đầu tư cẩn thận, đáp ứng các tiêu chí xanh , sạch, đẹp, là một trong những trường đại học có cảnh quan đẹp của thủ đô Hà Nội.

Tham khảo bài viết Trường Đại học Văn hoá Hà Nội – Thông tin tuyển sinh năm 2023 mới nhất

Hoàng Thuý

Điểm chuẩn Trường Đại học Văn hoá Hà Nội năm 2023 có gì thay đổi ?

Là ngôi trường lớn nhất của Bộ Văn hoá, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội có mục tiêu phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn đa ngành và đa cấp. Là trường có chất lượng đào tạo ngang hàng với các trường Đại học tiên tiến trong khu vực châu Á với nhiều ngành và chương trình học được đánh giá có chất lượng cao trên thế giới.

Năm 2023, điểm chuẩn các ngành đào tạo của trường dao động từ 20,7 – 32,93 điểm. Theo thang điểm 30, ngành Báo chí có điểm chuẩn cao nhất, 26,85 điểm đối với tổ hợp khối C00. Với các khối D01, D78, D96, A16, A00, điểm chuẩn ngành này là 25,85. Hai ngành xét tuyển theo thang điểm 40 là Ngôn ngữ Anh và Du lịch – Hướng dẫn du lịch quốc tế.

dai hoc van hoa ha noi 2

Tổng quan

  • Tên trường: Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
  • Tên tiếng Anh: Hanoi University of Culture (HUC)
  • Địa chỉ: 418 đường La Thành, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP. Hà Nội
  • Mã trường: VHH

Điểm chuẩn Trường Đại học Văn hoá Hà Nội năm 2023

TT Tên ngành Thang điểm Điểm trúng tuyển Tiêu chí phụ
C00 D01, D78, D96, A16, A00 Thứ tự nguyện vọng Điểm môn chính trong tổ hợp
1 Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam – Tổ chức và quản lý văn hoá vùng DTTS 30 21.7 20.7 2 5.6
2 Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam – Tổ chức và quản lý du lịch vùng DTTS 30 22.9 21.9 5 6.4
3 Ngôn ngữ Anh 40 _ 32.93 6 7.8
4 Văn hoá học – Nghiên cứu văn hoá 30 24.63 23.63 3 8.5
5 Văn hoá học – Văn hoá truyền thông 30 26.18 25.18 3 7.0
6 Văn hoá học – Văn hoá đối ngoại 30 24.68 23.68 4 8.75
7 Quản lý văn hoá – Chính sách văn hoá và quản lý nghệ thuật 30 23.96 22.96 3 8.0
8 Quản lý văn hoá – Quản lý di sản văn hoá 30 23.23 22.23 18 7.5
9 Quản lý văn hoá – Tổ chức sự kiện văn hoá 30 26.13 25.13 2 9.0
10 Báo chí 30 26.85 25.85 1 8.5
11 Thông tin – Thư viện 30 21.75 20.75 5 9.25
12 Quản lý thông tin 30 24.40 22.40 2 8.5
13 Bảo tàng học 30 22.83 21.83 3 7.0
14 Kinh doanh xuất bản phẩm 30 23.00 22.00 1 8.5
15 Luật 30 25.17 24.17 3 8.5
16 Du lịch – Văn hoá du lịch 30 25.41 24.41 1 8.25
17 Du lịch – Lữ hành, hướng dẫn du lịch 30 25.80 24.80 3 8.5
18 Du lịch – Hướng dẫn du lịch quốc tế 40 _ 31.40 1 7.8
19 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 30 26.50 25.50 2 9.25

Điểm chuẩn Trường Đại học Văn hoá Hà Nội 2 năm gần nhất

Điểm chuẩn năm 2022

TT Tên ngành Thang điểm Điểm trúng tuyển
C00 D01, D78, D96, A16, A00
1 Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam – Tổ chức và quản lý văn hoá vùng DTTS 30 23.45 22.45
2 Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam – Tổ chức và quản lý du lịch vùng DTTS 30 23.50 22.50
3 Ngôn ngữ Anh 40 _ 33.18
4 Văn hoá học – Nghiên cứu văn hoá 30 25.20 24.20
5 Văn hoá học – Văn hoá truyền thông 30 27.00 26.00
6 Văn hoá học – Văn hoá đối ngoại 30 26.50 25.50
7 Quản lý văn hoá – Chính sách văn hoá và quản lý nghệ thuật 30 24.25 23.25
8 Quản lý văn hoá – Quản lý di sản văn hoá 30 24.50 23.50
9 Quản lý văn hoá – Tổ chức sự kiện văn hoá 30 26.75 25.75
10 Báo chí 30 27.50 26.50
11 Thông tin – Thư viện 30 24.00 23.00
12 Quản lý thông tin 30 26.75 25.75
13 Bảo tàng học 30 22.75 21.75
14 Kinh doanh xuất bản phẩm 30 24.25 23.25
15 Luật 30 27.50 26.50
16 Du lịch – Văn hoá du lịch 30 26.00 25.00
17 Du lịch – Lữ hành, hướng dẫn du lịch 30 27.00 26.00
18 Du lịch – Hướng dẫn du lịch quốc tế 40 _ 31.85
19 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 30 27.50 26.50

Điểm chuẩn năm 2021

TT Tên ngành Điểm trúng tuyển
C00 D01, D78, D96, A16, A00
1 Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam – Tổ chức và quản lý văn hoá vùng DTTS 16.00 15.00
2 Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam – Tổ chức và quản lý du lịch vùng DTTS 17.00 16.00
3 Ngôn ngữ Anh _ 35.10
4 Văn hoá học – Nghiên cứu văn hoá 25.10 24.10
5 Văn hoá học – Văn hoá truyền thông 26.50 25.50
6 Văn hoá học – Văn hoá đối ngoại 26.00 25.00
7 Quản lý văn hoá – Chính sách văn hoá và quản lý nghệ thuật 24.10 23.10
8 Quản lý văn hoá – Quản lý di sản văn hoá 16.00 15.00
9 Quản lý văn hoá – Quản lý nhà nước về gia đình 23.00 22.00
10 Quản lý văn hoá – Tổ chức sự kiện văn hoá 26.30 26.30
11 Báo chí 26.60 25.60
12 Thông tin – Thư viện 20.00 19.00
13 Quản lý thông tin 26.00 25.00
14 Bảo tàng học 17.00 16.00
15 Kinh doanh xuất bản phẩm 20.00 19.00
16 Luật 26.60 25.60
17 Du lịch – Văn hoá du lịch 26.20 25.20
18 Du lịch – Lữ hành, hướng dẫn du lịch 26.70 25.70
19 Du lịch – Hướng dẫn du lịch quốc tế _ 32.40
20 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 27.30 26.30

Xem thêm Học phí Đại học Văn hoá Hà Nội năm 2023

Trường Đại học Văn hoá Hà Nội – Thông tin tuyển sinh năm 2023 mới nhất

Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, tiền thân là Trường Cán bộ Văn hóa được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1959.Trong quá trình phát triển hơn 60 năm qua, Trường đã nhận được nhiều Bằng khen, Huân chương Lao động của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Trường đã và đang dần khẳng định được thương hiệu của mình là trung tâm học thuật cũng như cơ sở đào tạo bậc đại học, sau đại học uy tín hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một số thông tin về ngôi trường này nhé!

dai hoc van hoa ha noi 1

Tổng quan

  • Tên trường: Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
  • Tên tiếng Anh: Hanoi University of Culture (HUC)
  • Mã trường: VHH
  • Địa chỉ: 418 đường La Thành, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP. Hà Nội

Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Văn hoá Hà Nội năm 2023

Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong cả nước.

Phương thức tuyển sinh

  • Phương thức 1: Xét điểm thi THPT năm 2023.
  • Phương thức 2: Xét tuyển thẳng theo Quy đinh của Quy chế tuyển sinh hiện hành.
  • Phương thức 3: Xét học bạ THPT kết hợp thi năng khiếu.
  • Phương thức 4: Xét học bạ THPT kết hợp quy định của Trường.

Chỉ tiêu tuyển sinh các ngành Trường Đại học Văn hoá Hà Nội năm 2023

TT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu
Theo KQ thi THPT Phương thức khác
1 7220110 Sáng tác văn học 30 15
2 7320201 Thông tin – Thư viện 35 15
3 7320205 Quản lý thông tin 25 20
4 7320205 Bảo tàng học 50 15
5 7320402 Kinh doanh xuất bản phẩm 55 20
6 7220201 Ngôn ngữ Anh 120 25
7 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 50 60
8 7380101 Luật 55 30
9 7320101 Báo chí  - 25
10 7810101 Du lịch 260 130
11 7220112 Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam 35 30
12 7229040 Văn hoá học 110 40
13 7229042 Quản lý văn hoá 180 120
Tổng chỉ tiêu 1550

Xem thêm Điểm chuẩn Trường Đại học Văn hoá Hà Nội năm 2023 có gì thay đổi ?

Những điều thú vị ở Trường Đại học Văn hoá Hà Nội khiến có thể khiến bạn bất ngờ

Giảng viên nhiệt tình vui tính

Giảng viên của Đại Học Văn Hoá Hà Nội vô cùng trẻ trung và vui tính. Các tiết học được giảng dạy thú vị, không gây cảm giác nhàm chán. Hầu như thầy cô nào cũng hát hay, thế nên có thể trong phút ngẫu hứng nào đó bạn có thể thưởng thức giọng hát, thậm chí song ca cùng các thầy cô.

Nhiều câu lạc bộ thú vị

Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội có nhiều câu lạc bộ với các hoạt động sôi nổi. Có thể kể đến các câu lạc bộ tiêu biểu như: Du lịch xanh, câu lạc bộ Máu, câu lạc bộ Bước Xanh, câu lạc bộ Truyền Thông… Mỗi câu lạc bộ một thế mạnh, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên thoả sức phát huy sở trường của mình.

Một số CLB tiêu biểu của trường:

  • CLB Sinh viên Vận động Hiến máu Tình nguyện
  • CLB Văn Hóa Học
  • CLB Truyền thông
  • CLB Du lịch xanh…

Thiên đường cho những bạn sinh viên đam mê chụp ảnh

Sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội luôn tự hào về ngôi trường của mình bởi thiết kế độc đáo, không gian lý tưởng cùng những góc ‘sống ảo’ ngay tại chính khuôn viên được ví như công viên thu nhỏ này.Nếu đã đặt chân vào HUC thì cho dù là người không thích chụp ảnh bạn cũng phải rút điện thoại ra và chụp ngay vài kiểu. Trường có khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng xanh mát đủ sức quyến rũ bất kì ai. Dù là đêm hay ngày thì trường vẫn đẹp lung linh.

Ngôi trường của nhiều người nổi tiếng

Đại học Văn hóa Hà Nội được xem là cái nôi nuôi dưỡng người nổi tiếng. Từng theo học dưới ngôi trường này có rất nhiều ca sĩ, người mẫu tên tuổi. Sau thế hệ của Quang Hào, Lệ Quyên… những thế hệ sau của trường Đại học Văn hóa Hà Nội còn có nhiều cái tên nổi bật khác, làm rạng danh ngôi trường, xứng đáng với truyền thống nghệ thuật ở đây.

Ngọc Anh Sao Mai, Quang Hào, Lệ Quyên… đều là các cựu sinh viên của trường. Ngay cả giảng viên cũng có nhiều người trong ngành giải trí.

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đang trên đà phát triển về mặt cơ sở hạ tầng và chất lượng đào tạo. Trường được nhà nước khen tặng và trao thưởng nhiều Huân chương cao quý, trong hơn 60 năm qua, trường đã đào tạo hàng ngàn cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ đang công tác, giảng dạy và nghiên cứu trên địa bàn cả nước. Với những nỗ lực không ngừng, trong tương lai, Đại học Văn hóa Hà Nội sẽ sớm đạt được những mục tiêu đã đề ra – là trường Đại học đa ngành, đa cấp, có chất lượng giảng dạy xếp ngang hàng với những Đại học lớn trên toàn châu Á và thế giới. 

Hoàng Thuý