Đại học Bách Khoa Hà Nội là một trong những trường đại học hàng đầu và danh tiếng của Việt Nam. Trường này có lịch sử lâu đời, được thành lập vào năm 1956, và đã phát triển thành một cơ sở giáo dục và nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ và quản lý. HUST đang và luôn là “ngôi nhà thân yêu” của mọi “Người Bách khoa”, đoàn kết, tận tâm, tận lực làm việc và sáng tạo để đổi mới, đột phá, tỏa sáng và thành công.
Tổng quan
- Tên trường: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
- Tên trường Tiếng Anh: Ha Noi University of Science and Technology (HUST)
- Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Website: https://www.hust.edu.vn/
- Mã tuyển sinh: BKA
- Email tuyển sinh: tuyensinh@hust.edu.vn
Đánh giá tư duy Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2024
Dự kiến, Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ tổ chức đợt thi đánh giá tư duy đầu tiên vào ngày 2-3 tháng 12. Ngoài ra, trong năm 2024, còn 5 đợt thi khác sẽ diễn ra từ tháng 1 đến tháng 6.
Lịch 6 đợt thi đánh giá tư duy tại Đại học Bách Khoa Hà Nội như sau:
Đợt | Ngày thi |
1 | Ngày 2 – 3/12/2023 |
2 | Ngày 20 – 21/1/2024 |
3 | Ngày 9 – 10/3/2024 |
4 | Ngày 27 – 28/4/2024 |
5 | Ngày 8 – 9/6/2024 |
6 | Ngày 15 – 16/6/2024 |
Năm 2023, theo thống kê, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã có tham gia của gần 11.000 thí sinh trong kỳ thi đánh giá tư duy. Điểm trung bình của các thí sinh đạt mức 51,52/100 điểm. Tỷ lệ thí sinh đạt điểm trên 70 là khoảng 6,2%. Nếu tập trung vào những thí sinh với điểm trên 80, tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 0,73%. Trong số các thí sinh này, có 7 em đạt điểm trên 90 và 73 em đạt từ 80 đến 90 điểm.
Năm 2024, Nhà trường sẽ duy trì cả nội dung và hình thức giống như năm 2023, bao gồm ba phần chính:
- Tư duy Toán học (60 phút)
- Tư duy Đọc hiểu (30 phút)
- Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút) với ba tiêu chí đánh giá tư duy ở ba mức độ khác nhau (tư duy tái hiện, tư duy suy luận, và tư duy bậc cao).
Hình thức: trắc nghiệm, bao gồm việc chọn đáp án đúng, đúng/sai, kéo thả, và câu trả lời ngắn.
Thông tin tuyển sinh Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2023
Phạm vi và Đối tượng tuyển sinh:
- Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT.
- Phạm vi tuyển sinh: toàn quốc.
Phương thức tuyển sinh:
Theo đề án tuyển sinh năm 2023 đã được công bố, Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ tổ chức tuyển sinh bằng ba phương thức sau:
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng
- Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).
- Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, có thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi (HSG) hoặc cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) do Bộ GD&ĐT tổ chức.
- Xét tuyển theo chứng chỉ Quốc tế: Thí sinh cần có điểm trung bình cộng (TBC) từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên và ít nhất một trong các chứng chỉ quốc tế sau: SAT, ACT, A-Level, AP và IB.
Phương thức 2: Xét tuyển theo Hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn
- Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, có điểm trung bình cộng (TBC) các môn văn hóa từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12 đạt 8.0 trở lên và đáp ứng một trong những điều kiện sau:
- Tham dự kỳ thi HSG Quốc gia hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh/thành phố do Sở GD&ĐT tổ chức.
- Tham dự cuộc thi KHKT Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức.
- Tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức từ vòng thi tháng trở lên.
- Có ít nhất một trong các chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế sau: IELTS, TOEFL iBT, TOEFL ITP, TOEIC 4 kỹ năng hoặc các chứng chỉ tiếng Anh tương đương có mức điểm quy đổi tương đương IELTS 6.0 trở lên, để xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế – Quản lý.
- Học sinh hệ chuyên (bao gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ) của các trường THPT và THPT chuyên trên toàn quốc, các lớp chuyên, hệ chuyên thuộc các Trường Đại học, Đại học quốc gia, Đại học vùng.
Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT
- Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 do Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT tổ chức.
- Điều kiện dự tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, có điểm trung bình cộng (TBC) 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 7,0 trở lên hoặc tổng điểm trung bình cộng 6 học kỳ của 3 môn học từ 42,0 trở lên.
- Các tổ hợp xét tuyển: A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 (tùy theo từng chương trình đào tạo).
- Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế sau: IELTS, TOEFL iBT, TOEFL ITP, TOEIC 4 kỹ năng hoặc các chứng chỉ tiếng Anh tương đương có mức điểm quy đổi tương đương IELTS 5.0 trở lên, có thể sử dụng để quy đổi sang điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp A01, D01, D07 (thông qua hệ thống quy đổi của Nhà trường).
Các ngành tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2023
Chương trình/ngành đào tạo | Chỉ tiêu | Mã xét tuyển | |
A. CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN | |||
1 | Kỹ thuật Sinh học | 80 | BF1 |
2 | Kỹ thuật Thực phẩm | 200 | BF2 |
3 | Kỹ thuật Hóa học | 520 | CH1 |
4 | Hóa học | 120 | CH2 |
5 | Kỹ thuật In | 40 | CH3 |
6 | Công nghệ Giáo dục | 80 | ED2 |
7 | Kỹ thuật điện | 220 | EE1 |
8 | Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa | 500 | EE2 |
9 | Quản lý năng lượng (thay thế cho Kinh tế Công nghiệp không tuyển sinh từ 2023) | 60 | EM1 |
10 | Quản lý Công nghiệp | 80 | EM2 |
11 | Quản trị Kinh doanh | 100 | EM3 |
12 | Kế toán | 80 | EM4 |
13 | Tài chính-Ngân hàng | 60 | EM5 |
14 | Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông | 480 | ET1 |
15 | Kỹ thuật Y sinh | 60 | ET2 |
16 | Kỹ thuật Môi trường | 120 | EV1 |
17 | Quản lý Tài nguyên và Môi trường | 80 | EV2 |
18 | Tiếng Anh KHKT và Công nghệ | 180 | FL1 (1) |
19 | Kỹ thuật Nhiệt | 250 | HE1 |
20 | CNTT: Khoa học Máy tính | 300 | IT1 (2) |
21 | CNTT: Kỹ thuật Máy tính | 200 | IT2 |
22 | Kỹ thuật Cơ điện tử | 300 | ME1 |
23 | Kỹ thuật Cơ khí | 500 | ME2 |
24 | Toán-Tin | 120 | MI1 |
25 | Hệ thống Thông tin quản lý | 60 | MI2 |
26 | Kỹ thuật Vật liệu | 260 | MS1 |
27 | Vật lý Kỹ thuật | 150 | PH1 |
28 | Kỹ thuật Hạt nhân | 30 | PH2 |
29 | Vật lý Y khoa | 40 | PH3 |
30 | Kỹ thuật Ô tô | 200 | TE1 |
31 | Kỹ thuật Cơ khí động lực | 90 | TE2 |
32 | Kỹ thuật Hàng không | 50 | TE3 |
33 | Công nghệ Dệt-May | 220 | TX1 |
34 | Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ nano (chương trình mới) | 40 | MS2 |
35 | Công nghệ vật liệu Polyme và Compozit (chương trình mới) | 40 | MS3 |
B. CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO (CỦA ĐHBK HÀ NỘI) | |||
B1. Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh | |||
36 | Kỹ thuật sinh học (chương trình mới) | 40 | BF-E19 |
37 | Kỹ thuật Thực phẩm | 80 | BF-E12 |
38 | Kỹ thuật Hóa dược | 80 | CH-E11 |
39 | Hệ thống điện và năng lượng tái tạo | 50 | EE-E18 |
40 | Kỹ thuật điều khiển-Tự động hóa | 100 | EE-E8 |
41 | Phân tích Kinh doanh | 100 | EM-E13 |
42 | Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng | 120 | EM-E14 |
43 | Truyền thông số và Kỹ thuật đa phương tiện | 60 | ET-E16 |
44 | Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông | 60 | ET-E4 |
45 | Kỹ thuật Y sinh | 40 | ET-E5 |
46 | An toàn không gian số – Cyber Security | 40 | IT-E15 (2) |
47 | Công nghệ Thông tin Global ICT | 100 | IT-E7 (2) |
48 | Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo | 100 | IT-E10 (2) |
49 | Kỹ thuật Cơ điện tử | 120 | ME-E1 |
50 | Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu | 50 | MS-E3 |
51 | Kỹ thuật Ô tô | 80 | TE-E2 |
B2. Chương trình có tăng cường ngoại ngữ | |||
52 | Hệ thống nhúng thông minh và IoT (tăng cường tiếng Nhật) | 60 | ET-E9 |
53 | Công nghệ Thông tin Việt – Nhật (tăng cường tiếng Nhật) | 240 | IT-E6 |
54 | Công nghệ Thông tin Việt-Pháp (tăng cường tiếng Pháp) | 40 | IT-EP(2) |
B3. Chương trình có chuẩn đầu ra ngoại ngữ khác | |||
55 | Điện tử – Viễn thông – ĐH Leibniz Hannover (CHLB Đức) | 40 | ET-LUH |
56 | Cơ điện tử – hợp tác với ĐH Leibniz Hannover (CHLB Đức) | 40 | ME-LUH |
57 | Cơ điện tử – hợp tác với ĐHCN Nagaoka (Nhật Bản) | 90 | ME-NUT |
58 | Cơ khí Chế tạo máy – hợp tác với trường ĐH Griffith (Australia) | 40 | ME-GU |
C. CHƯƠNG TRÌNH PFIEV | |||
59 | Cơ khí Hàng không | 35 | TE-EP |
60 | Tin học công nghiệp và Tự động hóa | 40 | EE-EP |
D. CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO QUỐC TẾ | |||
61 | Quản trị Kinh doanh – ĐH Troy (Hoa Kỳ) (do ĐH Troy cấp bằng) | 80 | TROY-BA |
62 | Khoa học Máy tính – ĐH Troy (Hoa Kỳ) (do ĐH Troy cấp bằng) | 80 | TROY-IT |
63 | Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế | 90 | FL2 (1) |
(do ĐHBK Hà Nội và ĐH Plymouth Marjon-Vương quốc Anh cấp bằng) | |||
Tổng chỉ tiêu năm 2023 | 7.985 |
“Học Đại học Bách Khoa rớt môn như cơm bữa, 7 năm mới tốt nghiệp ” – Thực hư ra sao?
Chương trình học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội có thể được mô tả như một trong những chương trình đào tạo cao cấp và đầy thách thức ở Việt Nam. Các môn học tại Bách Khoa được thiết kế để cung cấp kiến thức sâu rộng và kỹ năng cần thiết cho các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ, và kỹ thuật thông tin. Chúng ta cùng tìm hiểu chương trình học của HUST “khó nhằn” thế nào nhé !
- Chương trình học đa dạng: Bách Khoa Hà Nội cung cấp các chương trình học đa dạng, bao gồm các ngành như Khoa học máy tính, Kỹ thuật Điện, Cơ khí, Điện tử, và nhiều ngành kỹ thuật khác. Mỗi ngành đều hướng tới nghiên cứu chuyên sâu nên yêu cầu rất nhiều kiến thức hàn lâm và kỹ năng đòi hỏi sự cống hiến và nỗ lực cao.
- Áp lực học tập: Sinh viên Bách Khoa thường phải đối mặt với lịch học mật độ cao và số lượng bài tập và dự án lớn. Điều này đòi hỏi họ phải quản lý thời gian hiệu quả và học tập chăm chỉ.
- Tính cạnh tranh: Bách Khoa Hà Nội luôn được biết đến với sự cạnh tranh cao đối với việc tuyển sinh và trong quá trình học tập. Sinh viên thường cảm thấy áp lực để đạt thành tích tốt và duy trì vị trí trong danh sách xếp hạng.
- Tiếng Anh: Một số chương trình tại Bách Khoa yêu cầu sinh viên có kiến thức tiếng Anh tốt, đặc biệt là các ngành liên quan đến công nghệ thông tin. Việc nắm vững tiếng Anh có thể là một thách thức đối với một số sinh viên.
Tóm lại, chương trình học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội được đánh giá là khó và đầy thách thức, nhưng cũng rất đáng để đạt được tấm bằng xuất sắc và phát triển kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
Hoàng Yến
Bình luận của bạn:
Nếu bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp của bạn xung quanh vấn đề này. Vui lòng điền thông tin theo mẫu dưới đây rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến của bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cảm ơn các bạn!