Loading...

Giáo Dục Học Đường

Điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội năm 2023

Năm 2023, Ngành Y khoa của trường có điểm chuẩn cao nhất với 27,73, theo công bố ngày 23/8 của Đại học Y Hà Nội . Đại học Y Hà Nội lấy điểm chuẩn xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 19 đến 27,73. Trong đó, ngành Y khoa cao nhất. Có 209 em trúng tuyển vào ngành theo phương thức này và 73 em khác được xét tuyển thẳng. Nếu có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, thí sinh đăng ký vào ngành Y khoa chỉ cần đạt 26 điểm. Ngành này đào tạo ở phân hiệu Thanh Hóa lấy 26,39.

Tương tự mọi năm, ngành Răng – Hàm – Mặt có điểm chuẩn cao thứ hai với 27,5 điểm. Thấp nhất là ngành Y tế công cộng với 20, 7 điểm.

400490441_746340427538252_320909389176330578_n

 

Tổng quan

  • Tên trường: Trường Đại học Y Hà Nội
  • Tên tiếng Anh: Hanoi Medical University (HMU)
  • Địa chỉ: Số 01, phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
  • Facebook: https://www.facebook.com/daihocyhanoi.official
  • Website: https://hmu.edu.vn/
  • Số điện thoại tuyển sinh: 0349161902
  • Mã trường: YHB

Điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội năm 2023

TT Mã ngành Tên ngành Phương thức xét tuyển Điểm chuẩn Tổ hợp môn xét tuyển Tiêu chí phụ
1 7720101 Y khoa Xét tuyển thẳng, Xét KQ thi THPT 27,73 B00 TTNV<=1
2 7720101_AP Y khoa KQ thi THPT kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ Anh – Pháp 26 B00  TTNV<=1
3 7720110 Y học dự phòng Xét tuyển thẳng, Xét KQ thi THPT 22,3 B00  TTNV<=1
4 7720115 Y học cổ truyền Xét tuyển thẳng, Xét KQ thi THPT 24,77 B00  TTNV<=2
5 7720301 Điều dưỡng chương trình tiên tiến Xét tuyển thẳng, Xét KQ thi THPT 24 B00  _
6 7720301_AP Điều dưỡng chương trình tiên tiến Xét KQ thi THPT kết hợp chứng chỉ tiếng Anh 21 B00  _
7 7720401 Dinh dưỡng Xét tuyển thẳng, Xét KQ thi THPT 23,19 B00  TTNV<=2
8 7720501 Răng – Hàm – Mặt Xét tuyển thẳng, Xét KQ thi THPT 27,5 B00  TTNV<=2
9 7720501_AP Răng – Hàm – Mặt KQ thi THPT kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ Anh – Pháp 25,5 B00  TTNV<=1
10 7720601 Kỹ thuật Xét nghiệm y học Xét tuyển thẳng, Xét KQ thi THPT 24,85 B00  TTNV<=2
11 7720699 Khúc xạ nhãn khoa Xét tuyển thẳng, Xét KQ thi THPT 25,4 B00  TTNV<=3
12 7720701 Y tế công cộng Xét tuyển thẳng, Xét KQ thi THPT 20,7 B00  TTNV<=1
13 7720603 Kỹ thuật phục hồi chức năng Xét tuyển thẳng, Xét KQ thi THPT 22,7 B00  TTNV<=1

Điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội năm 2022

TT Mã ngành Tên ngành Điểm chuẩn Tiêu chí phụ
1 7720101 Y khoa 28,15 TTNV<=1
2 7720101_AP Y khoa 26,25 TTNV<=1
3 7720110 Y học dự phòng 23,15 TTNV<=3
4 7720115 Y học cổ truyền 25,25 TTNV<=1
5 7720301 Điều dưỡng 24,7 TTNV<=1
7 7720401 Dinh dưỡng 23,25 TTNV<=4
8 7720501 Răng – Hàm – Mặt 27,7 TTNV<=1
10 7720601 Kỹ thuật Xét nghiệm y học 25,55 TTNV<=3
11 7720699 Khúc xạ nhãn khoa 25,8 TTNV<=1
12 7720701 Y tế công cộng 21,5 TTNV<=2

Điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội Năm 2021

TT Mã ngành Tên ngành Điểm chuẩn Tiêu chí phụ
1 7720101 Y khoa 28,85 TTNV<=1
2 7720101_AP Y khoa 27,5 TTNV<=1
3 7720110 Y học dự phòng 24,85 TTNV<=4
4 7720115 Y học cổ truyền 26,2 TTNV<=1
5 7720301 Điều dưỡng 25,6 TTNV<=1
7 7720401 Dinh dưỡng 24,65 TTNV<=2
8 7720501 Răng – Hàm – Mặt 28,45 TTNV<=1
10 7720601 Kỹ thuật Xét nghiệm y học 26,2 TTNV<=3
11 7720699 Khúc xạ nhãn khoa 26,2 TTNV<=4
12 7720701 Y tế công cộng 23,8 TTNV<=3

Học phí Đại học Y Hà Nội năm học 2023-2024: tăng tới 3,5 lần so với năm 2022

 Trường Đại học Y Hà Nội là trường đại học số một tại Việt Nam chuyên đào tạo về lĩnh vực y tế, đào tạo những nhân tài, bác sĩ cho đất nước. Năm 2021 và 2022, Trường Đại học Y Hà Nội có mức học phí khoảng 14,3 triệu đồng/năm học. Như vậy, năm 2023, Trường Đại học Y Hà Nội tăng học phí gấp 1,3 đến 3,5 lần so với các năm trước. Trong đó, ngành Y khoa và Y học cổ truyền có học phí cao nhất là 55,2 triệu đồng.

400490441_746340427538252_320909389176330578_n

Tổng quan

  • Tên trường: Trường Đại học Y Hà Nội
  • Tên tiếng Anh: Hanoi Medical University (HMU)
  • Địa chỉ: Số 01, phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
  • Facebook: https://www.facebook.com/daihocyhanoi.official
  • Website: https://hmu.edu.vn/
  • Số điện thoại tuyển sinh: 0349161902 (liên hệ giờ hành chính)
  • Mã trường: YHB

Học phí Đại học Y Hà Nội năm học 2023 -2024

STT Tên ngành Học phí (đồng/năm học/sinh viên)
1 Y khoa 55.200.000
2 Y học cổ truyền 55.200.000
3 Khúc xạ nhãn khoa 41.800.000
4 Kỹ thuật xét nghiệm y học 41.800.000
5 Kỹ thuật phục hồi chức năng 41.800.000
6 Điều dưỡng chương trình tiên tiến 41.800.000
7 Răng – Hàm – Mặt 27.600.000
8 Y học dự phòng 27.600.000
9 Y tế công cộng 20.900.000
10 Dinh dưỡng 20.900.000

Học phí Đại học Y Hà Nội năm học 2022 – 2023

  • Khối ngành y dược (Y khoa, Răng hàm mặt, Y học cổ truyền và Y học dự phòng): 24.500.000 VNĐ/năm học/sinh viên
  • Khối ngành sức khỏe (Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Khúc xạ nhãn khoa, Kỹ thuật xét nghiệm y học và Y tế công cộng): 18.500.000 VNĐ/năm học/sinh viên
  • Điều dưỡng chương trình tiên tiến: 37.000.000 VNĐ/năm học/sinh viên.

Chính sách hỗ trợ học phí

Đối tượng được miễn học phí

  • Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
  • Sinh viên khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
  • Sinh viên học đại học văn bằng thứ nhất từ 16 – 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định của Chính phủ.
  • Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của thủ tướng Chính phủ.
  • Sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người (bao gồm: La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ
  • Lao, Bố Y, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, BRâu, Ơ Đu) ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

Đối tượng được giảm học phí

  • Giảm 70% học phí: Sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Giảm 50% học phí: Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

Chính sách học bổng

Loại phổ biến nhất đối với đa số sinh viên là Học bổng khuyến khích học tập, dành cho các bạn sinh viên có kết quả học tập cao dựa trên điểm phẩy cuối mỗi học kỳ với chỉ tiêu 10% mỗi ngành đào tạo. Dựa trên điểm trung bình (ĐTB) và điểm rèn luyện (ĐRL) mà có những mức học bổng khác nhau:

  • Học bổng loại xuất sắc: 150% học phí (ĐHT>9.0, ĐRL>90)
  • Học bổng loại giỏi: 120% học phí (ĐHT>8.0, ĐRL>80)
  • Học bổng loại khá: 100% học phí (ĐHT>7.0, ĐRL>70)

Ngoài ra, trường còn có các Quỹ học bổng từ các Cựu sinh viên, từ các tổ chức, cá nhân tài trợ cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thành tích học tập cao.

  • Học bổng Global Care: 10.000.000VNĐ/sinh viên
  • Học bổng Dạ Hương: 5.000.000VNĐ/sinh viên
  • Học bổng Mitsubishi: 5.000.000VNĐ/sinh viên
  • Học bổng Đồng Hành: 5.000.000VNĐ/sinh viên
  • Học bổng Homtamin: 4.000.000VNĐ/sinh viên
  • Học bổng Kumho Aseana: 2.150.000VNĐ/sinh viên
  • Học bổng Merro: 120.000 Yên Nhật/sinh viên

 Đại học Y Hà Nội có những điểm gì thú vị ?

Cơ sở vật chất “khủng”

Trụ sở chính tọa lạc tại số 1 phố Tôn Thất Tùng, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội, khuôn viên trường Đại học Y Hà Nội có tổng diện tích lên tới 146.686m2, sở hữu 11 hội trường; 2 thư viện, trung tâm học liệu; 53 phòng học từ lớn tới nhỏ; 126 trung tâm nghiên cứu, phòng thực nghiệm, thực hành, thí nghiệm; 213 phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên.

Ngoài ra, trường còn có cơ sở thực nghiệm là bệnh viện Đại học Y Hà Nội – một cơ sở y tế nhà nước, mang đến cơ hội thực tập, tiếp xúc với những kiến thức thực tiễn cho sinh viên tại mái trường này.

Những cựu sinh viên nổi tiếng của HMU

Bác sĩ, liệt sĩ, anh hùng dân tộc Đặng Thùy Trâm sinh ra trong gia đình có truyền thống làm ngành y, chị là một sinh viên thuộc chuyên Khoa Mắt trường Đại học Y Hà Nội. Trong cuộc chiến tranh đầy máu lửa của dân tộc, chị đã cống hiến hết sức trẻ, tài năng và truyền cảm hứng cho bao thế hệ sau này.

Nhắc tới tượng đài của ngành Y học Việt Nam thì không thể không nhắc tới Giáo sư, Bác sĩ Tôn Thất Tùng. Ông có những cống hiến đáng ngưỡng mộ cho nền Y học Việt Nam cũng như thế giới, cụ thể là những phát minh mới mẻ trong lĩnh vực phẫu thuật gan khi chỉ mới 27 tuổi.

Hay Giáo sư Đặng Văn Ngữ, người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp nghiên cứu lĩnh vực Ký sinh trùng và có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp kháng chiến chống Pháp của dân tộc.

Hoàng Thuý

Học phí Trường Đại học Xây dựng Hà Nội năm 2023: Có gì thay đổi ?

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội là một trong những trường đại học đa ngành, một trung tâm nghiên cứu và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đào tạo các ngành, các bậc học từ đại học đến tiến sĩ trong lĩnh vực Xây dựng. Đến nay, trường đã đào tạo cho đất nước trên 60.000 kĩ sư, kiến trúc sư, trên 2000 thạc sĩ và tiến sĩ đồng thời thực hiện nhiều đề tài khoa học, các dự án lớn và chuyển giao công nghệ.

Năm học 2023 – 2024, học phí của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội có gì thay đổi? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

dai hoc xay dung ha noi 3

Tổng quan

  • Tên trường: Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
  • Tên tiếng Anh: National University of Civil Engineering (NUCE)
  • Địa chỉ: Số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội
  • Mã trường: XDA

Học phí Trường Đại học Xây dựng Hà Nội năm học 2023 – 2024

Năm học 2023 – 2024 này, Trường Đại học Xây dựng dự kiến giữ nguyên khung giá học phí, cụ thể:

Các lớp học áp dụng hệ thống tín chỉ:

  • Hệ chính quy tập trung: 325.000 đồng/tín chỉ (TC)
  • Hệ bằng hai, song bằng: 487.500 đồng/tín chỉ (TC)
  • Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt – Pháp (P.F.I.E.V) có mức học phí theo đơn vị học trình (ĐVHT) là 195.000 đồng/đơn vị học trình (ĐVHT).

Các lớp học Anh ngữ và Pháp ngữ:

  • Lớp XE, CDE, MNE, KTE, XF: 2.340.000 đồng/tháng
  • Lớp Kiến trúc Anh ngữ, Pháp ngữ (KDE, KDF): 2.560.000 đồng/tháng
  • Các chương trình đào tạo theo phương pháp CDIO:
  • Chương trình 4,5 năm: 353.000 đồng/tín chỉ (TC)
  • Chương trình 5 năm: 368.500 đồng/tín chỉ (TC)

Chế độ chính sách dành cho sinh viên

Đối tượng được miễn học phí

  • Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
  • Sinh viên khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
  • Sinh viên học đại học văn bằng thứ nhất từ 16 – 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định của Chính phủ.
  • Sinh viên hệ cử tuyển.
  • Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của thủ tướng Chính phủ.
  • Sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người (bao gồm: La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, BRâu, Ơ Đu) ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

Đối tượng được giảm học phí

  • Giảm 70% học phí: Sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Giảm 50% học phí: Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

Hỗ trợ chi phí học tập

  • Đối tượng: Sinh viên là dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện đang học đại học hệ chính quy tại trường, trừ sinh viên: cử tuyển, các đối tượng chính sách được xét tuyển, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo liên thông, văn bằng hai và học đại học, cao đẳng sau khi hoàn thành chương trình dự bị đại học.
  • Mức hỗ trợ: Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 10 tháng/năm/sinh viên; Số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức.

Chế độ học bổng dành cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc

Học bổng khuyến khích học tập

  • Mức học bổng loại Khá được tính bằng với mức trần học phí khối ngành Kĩ thuật theo quy định của trường.
  • Mức học bổng loại Giỏi được tính bằng 130% mức học bổng loại Khá.
  • Mức học bổng loại Xuất sắc được tính bằng 160% mức học bổng loại Khá.

Bên cạnh học bổng khuyến khích học tập, hàng năm sinh viên Xây dựng còn được tiếp nhận nhiều học bổng có nguồn từ các đơn vị trong và ngoài trường (1.3 tỉ VND). Một số học bổng điển hình như sau:

  • Học bổng Đỗ Quốc Sam
  • Học bổng CSC
  • Học bổng Merali
  • Học bổng Kumho Asiana

Học bổng quốc tế

Nhiều chương trình học bổng quốc tế của các cơ sở đào tạo nước ngoài có quan hệ hợp với Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã được giới thiệu tới các sinh viên và người học trong và ngoài trường. Các chương trình học bổng thực sự là cơ hội tốt để nhiều bạn sinh viên hiện thực hóa ước mơ đi học tập ở nước ngoài. Dưới đây là một số chương trình học bổng đang được giới thiệu và triển khai hàng năm tại trường Đại học Xây dựng:

  • Chương trình học bổng Chevening của Chính phủ Anh
  • Viện hàn lâm nghiên cứu và đào tạo sau đại học ARES – Bỉ
  • Đại học Bách khoa Milan (Polytechnic University of Milan)
  • Đại học Brescia (Brescia University)
  • Học bổng toàn phần, bán phần của chính phủ Pháp thông qua Sứ quán, tổ chức AUF, các trường Đại học của Pháp
  • Học bổng của Viện Hàn lâm DAAD – ĐỨC
  • Học bổng chính phủ SLOVAKIA
  • Học bổng của Hoa Kỳ
  • Học bổng chính phủ MEXICO – AMEXCID
  • Học bổng Chính phủ CANADA
  • Học bổng chính phủ Australia
  • Học bổng Chính phủ Newzealand
  • Học bổng chính phủ Nhật Bản – MEXT
  • Chương trình học bổng phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản tại Việt Nam – JDS
  • Đại học Công nghệ Nagaoka (Nagaoka University of Technology)
  • Đại học Tổng hợp Tokyo ( The University of Tokyo)
  • Đại học Tổng hợp Saitama (Saitama University)
  • Đại học Kumamoto ( Kumamoto University)
  • Học bổng chính phủ Hàn Quốc – KGSP
  • Đại học quốc gia Seoul (Seoul National University)
  • Đại học Sejong (Sejong University)
  • Đại học Paichai (Paichai University)
  • Đại học Giao thông Tây Nam
  • Học bổng chính phủ Singapore

Tại sao bạn nên chọn HUCE là nơi gửi gắm suốt 4 năm thanh xuân của mình ?

Bề dày lịch sử

Trải qua hơn 60 năm đào tạo, 50 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Xây dựng đã trở thành một trường đại học đa ngành, đào tạo từ bậc Đại học đến Tiến sỹ, một trung tâm nghiên cứu và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng. Đến nay, trường đã đào tạo cho đất nước trên 60.000 kỹ sư, kiến trúc sư và trên 5.000 thạc sỹ, tiến sỹ.

Các thế hệ cựu sinh viên của trường có mặt trên khắp mọi miền đất nước, đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiều người đang giữ trọng trách ở các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, ở các công ty, tổng công ty, các tập đoàn kinh tế v.v., nhiều người được phong tặng danh hiệu Anh hùng.

Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên của trường là những nhà giáo, nhà khoa học hàng đầu, đang tham gia giảng dạy 39 ngành/chuyên ngành ở trình độ đại học, 15 ngành cao học và 13 chuyên ngành tiến sỹ, trong đó có:

  • Nhà giáo Nhân dân: 09
  • Nhà giáo ưu tú: 67
  • Giáo sư: 24
  • Phó Giáo sư: 102
  • Giảng viên cao cấp và giảng viên chính: 137
  • Tiến sỹ Khoa học và Tiến sỹ: 213
  • Thạc sỹ: 429

Cơ sở vật chất

Trường sở hữu một khối diện tích lớn với 4ha tại trụ sở chính Hà Nội và 24ha tại cơ sở đào tạo thực nghiệm tại khu đô thị Đại Nam Cao Phủ Lý – Hà Nam đang được đầu tư xây dựng. Cùng với đó là khu thư viện điện tử với đầy đủ những trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra còn có kí túc xá sinh viên rộng 7.500 mét vuông và nhà thi đấu đa năng rộng 1.200 mét vuông.

Môi trường học tập

Tại HUCE, Sinh viên sẽ được học tập theo mô hình và chương trình đào tạo tiên tiến đồng thời được học tập và nghiên cứu với đội ngũ giảng viên đa ngành có trình độ cao, giỏi về chuyên môn, vững vàng về chính trị, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.

Xem thêm Điểm chuẩn Đại học Xây dựng Hà Nội năm 2023

Hoàng Thuý

Ngành ngôn ngữ Anh học những môn gì?

Ngành Ngôn ngữ Anh là cánh cửa dẫn đường đến với thế giới rộng mở, nơi tiếng Anh đóng vai trò là ngôn ngữ giao tiếp toàn cầu. Nắm bắt được xu thế hội nhập quốc tế, chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ Anh tập trung giảng dạy sinh viên sử dụng tiếng Anh thành thạo trong mọi khía cạnh, từ nghe, nói, đọc, viết đến dịch thuật, phiên dịch và giảng dạy.

NNANhững môn học trong chương trình ngôn ngữ Anh

Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh đa dạng, bao gồm nhiều môn học được chia thành các nhóm chính sau:

Kiến thức nền tảng:

  • Nghe (Listening): Rèn luyện kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh ở các trình độ khác nhau.
  • Nói (Speaking): Phát triển khả năng giao tiếp tiếng Anh trôi chảy, tự tin.
  • Đọc (Reading): Nâng cao kỹ năng đọc hiểu các loại văn bản tiếng Anh.
  • Viết (Writing): Rèn luyện kỹ năng viết các loại văn bản tiếng Anh đa dạng.
  • Ngữ pháp tiếng Anh (English Grammar): Nắm vững cấu trúc và quy tắc ngữ pháp tiếng Anh.
  • Ngôn ngữ học (Linguistics): Tìm hiểu về cấu trúc và lịch sử ngôn ngữ, bao gồm ngữ âm, hình thái, cú pháp và ngữ nghĩa.
  • Văn hóa Anh – Mỹ (British American Culture): Khám phá văn hóa của các nước sử dụng tiếng Anh.
  • Thế giới nói tiếng Anh (English Speaking World): Tìm hiểu về các quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng tiếng Anh.
  • Giao tiếp liên văn hóa (Intercultural Communication): Kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong môi trường đa văn hóa.
  • Diễn thuyết trước công chúng (Public Speaking): Kỹ năng trình bày và thuyết trình tiếng Anh.

Kiến thức chuyên ngành:

  • Văn học Anh – Mỹ (Literature in English): Phân tích các tác phẩm văn học nổi tiếng của các nước Anh – Mỹ.
  • Dịch thuật (Translation): Kỹ năng dịch thuật tiếng Anh – Việt và Việt – Anh.
  • Phiên dịch (Interpreting): Kỹ năng phiên dịch tiếng Anh trong các lĩnh vực khác nhau.
  • Tiếng Anh chuyên ngành: Học tiếng Anh chuyên dụng trong các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, du lịch, luật, y học,…
  • Kỹ năng mềm: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian,…
  • Ngoài ra, sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh còn có thể tham gia các khóa học tự chọn theo sở thích và định hướng nghề nghiệp của bản thân, như:
  • Tiếng Anh thương mại (Business English): Kỹ năng tiếng Anh sử dụng trong môi trường kinh doanh.
  • Tiếng Anh du lịch (Tourism English): Kỹ năng tiếng Anh sử dụng trong ngành du lịch.
  • Tiếng Anh truyền thông (Media English): Kỹ năng tiếng Anh sử dụng trong lĩnh vực truyền thông.
  • Kỹ năng viết sáng tạo (Creative Writing): Rèn luyện kỹ năng viết các tác phẩm văn học sáng tạo.

Lưu ý: Chương trình đào tạo cụ thể của ngành Ngôn ngữ Anh có thể thay đổi tùy theo từng trường đại học.

Những kỹ năng cần thiết khi theo học ngành ngôn ngữ Anh

Kỹ năng tiếng Anh:

  • Nền tảng tốt cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
  • Nắm vững ngữ pháp và vốn từ vựng phong phú.

Kỹ năng học tập: Tư duy logic, nghiên cứu và quản lý thời gian hiệu quả.

Kỹ năng mềm: Giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, tin học văn phòng.

Kỹ năng khác: Thuyết trình, viết lách, sáng tạo.

Ngoài ra, bạn cần có trong mình niềm đam mê với tiếng Anh, sự kiên trì, nỗ lực và tính cầu thị để có thể theo học và trụ vững với ngành học này.

==> Nhấn để biết thêm thông tin về chương trình đào tạo từ xa ngành ngôn ngữ Anh

Đào Ngọc

Thông tin tuyển sinh đại học chính quy Đại học Y Hà Nội năm 2023

Trường Đại học Y Hà Nội được thành lập năm 1902 với tên gọi Trường Y Đông Dương do nhà bác học Yersin làm Hiệu trưởng. Qua 120 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ thầy và trò nhà trường đã có nhiều đóng góp to lớn vào những thành tựu vẻ vang của ngành y vì mục tiêu cao cả là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Trường không ngừng phát triển về nhiều mặt, luôn giữ vững và phát huy tốt truyền thống là nơi đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ y tế hàng đầu Việt Nam, hướng tới tầm khu vực và quốc tế.

408058793_763937675778527_3067802098267930763_n

Tổng quan 

  • Tên trường: Trường Đại học Y Hà Nội
  • Tên tiếng Anh: Hanoi Medical University (HMU)
  • Địa chỉ: Số 01, phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
  • Facebook: https://www.facebook.com/daihocyhanoi.official
  • Website: https://hmu.edu.vn/
  • Số điện thoại tuyển sinh: 0349161902 (liên hệ giờ hành chính)
  • Mã trường: YHB

Thông tin tuyển sinh Đại học Y Hà Nội năm 2023

Thời gian xét tuyển

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối tượng và điều kiện tuyển sinh

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành, không vi phạm pháp luật.

Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong cả nước.

Phương thức tuyển sinh

  • Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Trường Đại học Y Hà Nội.
  • Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và có tổ hợp 3 bài thi/môn thi: Toán, Hoá học, Sinh học. Riêng ngành Y khoa, Y khoa Phân hiệu Thanh Hóa, Răng Hàm Mặt, và Điều dưỡng chương trình tiên tiến có thêm phương thức xét tuyển theo hình thức kết hợp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Chỉ tiêu tuyển sinh

TT Mã ngành Tên ngành Phương thức xét tuyển Chỉ tiêu Tổ hợp môn xét tuyển
1 7720101 Y khoa Xét tuyển thẳng, Xét KQ thi THPT 280 B00
2 7720101_AP Y khoa KQ thi THPT kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ Anh – Pháp 120 B00
3 7720110 Y học dự phòng Xét tuyển thẳng, Xét KQ thi THPT 100 B00
4 7720115 Y học cổ truyền Xét tuyển thẳng, Xét KQ thi THPT 80 B00
5 7720301 Điều dưỡng chương trình tiên tiến Xét tuyển thẳng, Xét KQ thi THPT 90 B00
6 7720301_AP Điều dưỡng chương trình tiên tiến Xét KQ thi THPT kết hợp chứng chỉ tiếng Anh 40 B00
7 7720401 Dinh dưỡng Xét tuyển thẳng, Xét KQ thi THPT 100 B00
8 7720501 Răng – Hàm – Mặt Xét tuyển thẳng, Xét KQ thi THPT 70 B00
9 7720501_AP Răng – Hàm – Mặt KQ thi THPT kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ Anh – Pháp 30 B00
10 7720601 Kỹ thuật Xét nghiệm y học Xét tuyển thẳng, Xét KQ thi THPT 80 B00
11 7720699 Khúc xạ nhãn khoa Xét tuyển thẳng, Xét KQ thi THPT 70 B00
12 7720701 Y tế công cộng Xét tuyển thẳng, Xét KQ thi THPT 60 B00
13 7720603 Kỹ thuật phục hồi chức năng Xét tuyển thẳng, Xét KQ thi THPT 50 B00

Tổng chỉ tiêu: 1170.

(*) Nhà trường dành 25% chỉ tiêu tuyển thẳng cho mỗi ngành, 75% chỉ tiêu cho xét tuyển dựa vào kết quả
thi tốt nghiệp THPT.
(**) Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng bắt đầu tuyển sinh từ năm 2023.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố ngưỡng chất lượng đầu vào đối với ngành sức khỏe, Trường Đại học Y Hà Nội sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường.

Chính sách ưu tiên

STT Ngành tuyển thẳng Tiêu chí tuyển thẳng
1 Y khoa: Răng – Hàm – Mặt Thí sinh đạt giải Olympic quốc tế môn: Toán, Hoá học, Sinh học, Vật lý, Tin học;Thí sinh dược triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn: Toán, Hoá học, Sinh học, Vật lý, Tin học;Thí sinh đạt giải Nhì trở lên trong kỳ thi chọn HSG quốc gia môn: Toán, Hoá học, Sinh học, Vật lý, Tin học, tiếng Anh.
2 Y học cổ truyền Thí sinh đạt giải Olympic quốc tế môn: Toán, Hoá học, Sinh học, Vật lý, Tin học;Thí sinh dược triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn: Toán, Hoá học, Sinh học, Vật lý, Tin học;Thí sinh đạt giải Ba trở lên trong kỳ thi chọn HSG quốc gia môn: Toán, Hoá học, Sinh học, Vật lý, Tin học, tiếng Anh.
 3 Y học dự phòng
 4 Y tế công cộng
 5 Kỹ thuật xét nghiệm y học
 6 Điều dưỡng
 7 Dinh dưỡng
 8 khúc xạ Nhãn khoa
 9 Kỹ thuật Phục hồi chức năng

– Thí sinh tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức hoặc cử tham gia: Hội đồng Tuyển sinh của Trường sẽ xem xét từng dự án hoặc đề tài của thí sinh để tuyển thẳng, cụ thể:

  •  Thí sinh đạt giải cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế do Bộ GD&ĐT cử tham gia:
    được xem xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành phù hợp với nội dung đề tài dự thi
    của thí sinh.
  • Thí sinh tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế được Bộ GD&ĐT cử tham gia và có chứng chỉ IELTS 6.5 trở lên, phải báo cáo đề tài dự thi bằng tiếng Anh trước Hội đồng Tuyển sinh của Trường và được tất cả các thành viên Hội đồng tuyển sinh Trường dự họp đồng ý, được xem xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành phù hợp với nội dung đề tài dự thi của thí sinh.
  • Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia: Xem xét tuyển thẳng vào các ngành hệ cử nhân phù hợp với nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đạt giải.

– Thí sinh được ưu tiên xét tuyển, sẽ được cộng điểm khuyến khích vào tổng điểm 3 bài thi/môn thi Toán, Hóa học, Sinh học để xét tuyển.

Cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy ở Đại học Y Hà Nội tốt như thế nào?

Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất của Trường Đại học Y Hà Nội hiện nay đã và đang được đầu tư cải tạo, sửa chữa và nâng cấp hiện đại: Phòng truyền thống; giảng đường học tập gồm đủ loại diện tích, với trang thiết bị hiện đại; địa điểm thi lý tưởng thực hành trên máy tính bảng tại nhà A6; nhà Ký túc xá 15 tầng với hơn 2000 chỗ ở dành cho sinh viên, học viên; Trung tâm Thư viện đa dạng các đầu sách, tài liệu; Nhà thi đấu Thể thao đa năng, sân bóng đá, bóng rổ, khuôn viên công viên cây xanh; Nhà ăn sinh viên, căng tin,…
Ngoài ra Trường có các phòng thí nghiệm, Trung tâm thực hành kỹ năng tiền lâm sàng, phòng mô hình thực hành điều dưỡng,…với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để học viên, sinh viên tiếp cận phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học. Tiêu biểu như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đây là một trong những cơ sở thực nghiệm của Trường tạo điều kiện cho sinh viên phát triển năng lực chuyên môn nổi tiếng.

Chất lượng giảng dạy

Để đào tạo được những nhân tài ngành y cho đất nước, Đại học Y Hà Nội luôn chú trọng chất lượng giảng dạy của đội ngũ cán bộ, giảng viên. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm trong quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ y học, sinh viên tại trường luôn nhận được sự giáo dục và đào tạo bày bản và tốt nhất.. Tính đến tháng 12/2020, Trường có: 19 Giáo sư, 159 Phó Giáo sư, 358 Tiến sĩ, 708 Thạc sĩ và Bác sĩ nội trú.

Trải qua nhiều năm phấn đáu xây dựng và phát triển, Trường Đại học Y Hà Nội đã trở thành một biểu tượng đẹp của trí tuệ, của sự cống hiến, tận tâm, của đạo đức và lòng nhân ái, của trách nhiệm với cộng đồng và mang sứ mệnh đó phục vụ việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

Hoàng Thuý

Điểm chuẩn Trường Đại học Xây dựng Hà Nội năm 2023: Cao nhất 24,49 điểm

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội là một Trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, có nhiều đóng góp quan trọng cho thực tiễn sản xuất .Trải qua hơn 55 năm hình thành và phát triển, với kinh nghiệm hơn 65 năm đào tạo, Trường dần trở thành một Trung tâm hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong lĩnh vực xây dựng.

Điểm chuẩn của Trường Đại học Xây dựng năm 2023 dao động 17-24,49, trong đó ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cao nhất. Ngành Công nghệ thông tin năm nay lấy 24,25, giảm 1,15 điểm.

dai hoc xay dung ha noi 2

Tổng quan

  • Tên trường: Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
  • Tên tiếng Anh: National University of Civil Engineering (NUCE)
  • Địa chỉ: Số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội
  • Mã trường: XDA

Điểm chuẩn Trường Đại học Xây dựng Hà Nội năm 2023

STT Tên ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm chuẩn
1 Kiến trúc V00, V02, V10 21,05
2 Kiến trúc/Chuyên ngành kiến trúc công nghệ V00, V02 20,64
3 Kiến trúc nội thất V00, V02 21,53
4 Kiến trúc cảnh quan V00, V02, V06 19,23
5 Quy hoạch vùng và đô thị V00, V01, V02 17
6 Kỹ thuật xây dựng A00, A01, D01, D07 17
7 Kỹ thuật xây dựng/Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp A00, A01, D07, D24, D29 20
8 Kỹ thuật xây dựng/Chuyên ngành Hệ thống kỹ thuật trong công trình A00, A01, D07 20
9 Kỹ thuật xây dựng/Chuyên ngành Tin học xây dựng A00, A01, D01, D07 21,2
10 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông/Chuyên ngành xây dựng cầu đường A00, A01, D01, D07 18
11 Kỹ thuật cấp thoát nước A00, A01, B00, D07 17
12 Kỹ thuật môi trường A00, A01, B00, D07 17
13 Kỹ thuật vật liệu A00, A01, B00, D07 17
14 Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng A00, A01, B00, D07 17
15 Công nghệ thông tin A00, A01, D01, D07 24,25
16 Khoa học máy tính A00, A01, D01, D07 23,91
17 Kỹ thuật cơ khí A00, A01, D07 22,65
18 Kỹ thuật cơ khí/Chuyên ngành máy xây dựng A00, A01, D07 17
19 Kỹ thuật cơ khí/Chuyên ngành kỹ thuật cơ điện A00, A01, D07 22,4
20 Kỹ thuật cơ khí/Chuyên ngành kỹ thuật ô tô A00, A01, D07 23,37
21 Kỹ thuật điện A00, A01, D07 19,2
22 Kinh tế xây dựng A00, A01, D01, D07 22,4
23 Quản lý xây dựng/Chuyên ngành kinh tế và quản lý đô thị A00, A01, D01, D07 21,25
24 Quản lý xây dựng/Chuyên ngành kinh tế và quản lý bất động sản A00, A01, D01, D07 21,5
25 Quản lý xây dựng/Chuyên ngành Quản lý hạ tầng, đất đai đô thị A00, A01, D01, D07 19,4
26 Logistics và quản lý chuỗi cung ứng A00, A01, D01, D07 24,49
27 Kỹ thuật xây dựng (liên kết Đại học Mississippi – Hoa Kỳ) A00, A01, D01, D07 17
28 Khoa học máy tính (liên kết Đại học Mississippi – Hoa Kỳ) A00, A01, D01, D07 22,9

Điểm chuẩn Trường Đại học Xây dựng Hà Nội 2 năm gần nhất

Điểm chuẩn năm 2022

STT Tên ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm chuẩn
1 Kiến trúc V00, V02, V10 20,59
2 Kiến trúc/Chuyên ngành kiến trúc công nghệ V00, V02 20
3 Kiến trúc nội thất V00, V02 22,6
4 Kiến trúc cảnh quan V00, V02, V06 18
5 Quy hoạch vùng và đô thị V00, V01, V02 16
6 Quy hoạch vùng và đô thị/Chuyên ngành Quy hoạch – Kiến trúc V00, V01, V02 16
7 Kỹ thuật xây dựng/Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp A00, A01, D07, D24, D29 20
8 Kỹ thuật xây dựng/Chuyên ngành Hệ thống kỹ thuật trong công trình A00, A01, D07 20
9 Kỹ thuật xây dựng/Chuyên ngành Tin học xây dựng A00, A01, D01, D07 20,75
10 Kỹ thuật xây dựng/8 chuyên ngành A00, A01, D07 16
11 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông/Chuyên ngành xây dựng cầu đường A00, A01, D01, D07 16
12 Kỹ thuật cấp thoát nước A00, A01, B00, D07 16
13 Kỹ thuật môi trường A00, A01, B00, D07 16
14 Kỹ thuật vật liệu A00, A01, B00, D07 16
15 Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng A00, A01, B00, D07 16
16 Công nghệ thông tin A00, A01, D01, D07 25,4
17 Khoa học máy tính A00, A01, D01, D07 24,9
18 Kỹ thuật cơ khí A00, A01, D07 22,25
19 Kỹ thuật cơ khí/Chuyên ngành máy xây dựng A00, A01, D07 16
20 Kỹ thuật cơ khí/Chuyên ngành Cơ giới hoá xây dựng A00, A01, D07 16
21 Kỹ thuật cơ khí/Chuyên ngành kỹ thuật cơ điện A00, A01, D07 22,1
22 Kỹ thuật cơ khí/Chuyên ngành kỹ thuật ô tô A00, A01, D07 23,7
23 Kinh tế xây dựng A00, A01, D01, D07 22,95
24 Quản lý xây dựng/Chuyên ngành kinh tế và quản lý đô thị A00, A01, D01, D07 21,4
25 Quản lý xây dựng/Chuyên ngành kinh tế và quản lý bất động sản A00, A01, D01, D07 22,3
26 Quản lý xây dựng/Chuyên ngành Quản lý hạ tầng, đất đai đô thị A00, A01, D01, D07 16,55
27 Logistics và quản lý chuỗi cung ứng A00, A01, D01, D07 25
28 Kỹ thuật xây dựng (liên kết Đại học Mississippi – Hoa Kỳ) A00, A01, D01, D07 20,55
29 Khoa học máy tính (liên kết Đại học Mississippi – Hoa Kỳ) A00, A01, D01, D07 23,35

Điểm chuẩn năm 2021

STT Tên ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm chuẩn
1 Kiến trúc V00, V02, V10 22,75
2 Kiến trúc/Chuyên ngành kiến trúc công nghệ V00, V02 22,25
3 Kiến trúc nội thất V00, V02 24
4 Kiến trúc cảnh quan V00, V02, V06 21,25
5 Quy hoạch vùng và đô thị V00, V01, V02 17,5
6 Quy hoạch vùng và đô thị/Chuyên ngành Quy hoạch – Kiến trúc V00, V01, V02 20
7 Kỹ thuật xây dựng/Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp A00, A01, D07, D24, D29 23,5
8 Kỹ thuật xây dựng/Chuyên ngành Hệ thống kỹ thuật trong công trình A00, A01, D07 22,25
9 Kỹ thuật xây dựng/Chuyên ngành Tin học xây dựng A00, A01, D01, D07 23
10 Kỹ thuật xây dựng/8 chuyên ngành A00, A01, D07 18,5
11 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông/Chuyên ngành xây dựng cầu đường A00, A01, D01, D07 17,25
12 Kỹ thuật cấp thoát nước A00, A01, B00, D07 16
13 Kỹ thuật môi trường A00, A01, B00, D07 16
14 Kỹ thuật vật liệu A00, A01, B00, D07 16
15 Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng A00, A01, B00, D07 16
16 Công nghệ thông tin A00, A01, D01, D07 25,35
17 Khoa học máy tính A00, A01, D01, D07 25
18 Kỹ thuật cơ khí A00, A01, D07 22,25
19 Kỹ thuật cơ khí/Chuyên ngành máy xây dựng A00, A01, D07 16
20 Kỹ thuật cơ khí/Chuyên ngành Cơ giới hoá xây dựng A00, A01, D07 16
21 Kỹ thuật cơ khí/Chuyên ngành kỹ thuật cơ điện A00, A01, D07 21,75
22 Kỹ thuật cơ khí/Chuyên ngành kỹ thuật ô tô A00, A01, D07 23,25
23 Kinh tế xây dựng A00, A01, D01, D07 24
24 Quản lý xây dựng/Chuyên ngành kinh tế và quản lý đô thị A00, A01, D01, D07 23,25
25 Quản lý xây dựng/Chuyên ngành kinh tế và quản lý bất động sản A00, A01, D01, D07 23,5
26 Quản lý xây dựng/Chuyên ngành Quản lý hạ tầng, đất đai đô thị A00, A01, D01, D07 16
27 Logistics và quản lý chuỗi cung ứng A00, A01, D01, D07 24,75
28 Kỹ thuật xây dựng (liên kết Đại học Mississippi – Hoa Kỳ) A00, A01, D01, D07 19
29 Khoa học máy tính (liên kết Đại học Mississippi – Hoa Kỳ) A00, A01, D01, D07 23,1

Xem thêm Học phí Trường Đại học Xây dựng Hà Nội năm 2023: Có gì thay đổi ?

Học phí Đại học Văn hoá Hà Nội năm 2023

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, ban đầu là “Trường cán bộ văn hóa”, đã từng đổi tên thành “Lý luận nghiệp vụ văn hoá” vào năm 1960 theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục. Sau một quá trình xây dựng và khẳng định vị thế, đến năm 1977, trường được nâng lên là trường Cao đẳng nghiệp vụ văn hoá, và sau đó lại tiến thêm bước để trở thành Đại học Văn hóa Hà Nội vào năm 1982. Đây là một trong những trường đại học đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng kiến thức và năng lực chuyên môn cho các cán bộ văn hóa.

Năm 2023, học phí của trường dao động trong khoảng từ 13 triệu – 14 triệu VNĐ/năm học.

dai hoc van hoa ha noi 3

Tổng quan

  • Tên trường: Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
  • Tên tiếng Anh: Hanoi University of Culture (HUC)
  • Địa chỉ: 418 đường La Thành, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP. Hà Nội
  • Mã trường: VHH

Học phí Đại học Văn hoá Hà Nội năm học 2023 – 2024

Ngành Học phí ( VNĐ/ năm)
Luật Quốc tế 13.685.000
Luật kinh tế 13.685.000
Luật 13.685.000
Tài chính – ngân hàng 13.685.000
Thương mại điện tử 13.685.000
Quản trị kinh doanh 13.685.000
Kế toán 13.685.000
Ngôn ngữ Trung Quốc 14.350.000
Ngôn ngữ Anh 14.350.000
Thiết kế công nghiệp 14.350.000
Kiến trúc 14.350.000
Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hành 14.350.000
Công nghệ thực phẩm 14.350.000
Công nghệ sinh học 14.350.000
CNKT điều khiển và tự động hóa 14.350.000
CNKT Điện tử – Viễn thông 14.350.000

Học phí Đại học Văn hoá Hà Nội năm 2022 – 2023

Nhà trường thu học phí theo số tín chỉ sinh viên đăng ký học trong năm học:

  • Đối với sinh viên Đại học hệ chính quy K59: 333.000 đồng/1 tín chỉ.
  • Đối với sinh viên Đại học chính quy từ K60 – K63: 384.000 đồng/1 tín chỉ.

Lộ trình tăng học phí không quá 10% cho năm tiếp theo. Cụ thể:

  • Học phí trung bình khối ngành Kinh tế: 18.000.000 đồng/năm.
  • Học phí trung bình khối ngành Ngôn ngữ: 19.000.000 đồng/năm (riêng ngành Ngôn ngữ Nhật là 23.000.000 đồng/năm).
  • Học phí trung bình khối ngành Kỹ thuật – Công nghệ: 20.000.000 đồng/năm (riêng ngành Kiến trúc là 21.000.000 đồng/năm).

Học phí Đại học Văn hoá Hà Nội năm 2021 – 2022

Đối với sinh viên theo học tại trường thì học phí mỗi kì sinh viên phải đóng hoàn toàn dựa trên số tin chỉ mà sinh viên đã đăng ký theo học trong học kỳ đó. Cụ thể, học phí HUC năm 2021 là 286.000 VNĐ/ tín chỉ tương đương bình quân mỗi kỳ sinh viên phải đóng 10.000.000 VNĐ.

Chính sách miễn, giảm học phí dành cho sinh viên

Đối tượng được miễn học phí

  • Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
  • Sinh viên khuyết tật.
  • Sinh viên là người dân tộc thiểu số có cha hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.
  • Sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
  • Sinh viên hệ cử tuyển.
  • Sinh viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1,2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Đối tượng được giảm học phí

  • Giảm 70% học phí: SInh viên là người dân tộc thiểu số (không phải dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Giảm 50% học phí: Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

Bạn đang xem Học phí Đại học Văn hoá Hà Nội năm 2023

Chính sách học bổng

Hàng năm, chương trình học bổng “Nâng bước thủ khoa” của trường trao tặng những xuất học bổng có giá trị 10 triệu đồng/xuất cho 01 sinh viên ở mỗi khoa có điểm đầu vào cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh Đại học và có hoàn cảnh khó khăn.

Nhằm khuyến khích những sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện tốt, Quỹ khuyến học và Quỹ học bổng của Nhà trường trao tặng học bổng có giá trị từ 100 – 140% mức học phí.

Ngoài ra, Chính phủ các nước như Ấn Độ, Indonesia cũng dành tặng nhiều suất học bổng cho sinh viên ưu tú trong chương trình học bổng giao lưu văn hóa cho những sinh viên đủ điều kiện.

Giảng viên và cơ sở vật chất Đại học Văn hoá Hà Nội như thế nào ?

Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên của nhà trường gồm 09 Phó Giáo sư, 48 Tiến sĩ, 87 Thạc sĩ, 101 Cử nhân và số lượng trình độ khác là 30 cán bộ. Bên cạnh ưu thế là giàu kinh nghiệm giảng dạy và giỏi chuyên môn đội ngũ giảng viên của Nhà trường còn là những thầy cô có tâm huyết với nghề, luôn xác định rằng sự thành công của sinh viên chính là sự thành công của chính bản thân mình.

Hàng năm, Nhà trường tổ chức các lớp huấn luyện chuyên môn với sự tham gia của 100% giảng viên. Đây là hoạt động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu thực tiễn của xã hội.

Cơ sở vật chất

Hiện nay, tổng diện tích đất của Trường là 20.876,6 m2, trong đó, diện tích sàn xây dựng là 24.580,72 m2.
Về công năng sử dụng diện tích gồm: Phòng làm việc của Ban Giám hiệu và các đơn vị: 61 phòng, diện tích sử dụng khoảng 1.830 m2; Phòng họp, hội thảo: 05 phòng, diện tích sử dụng là: 400m2; Phòng học: 71 phòng, diện tích sử dụng: 6.769m2; Nhà Văn hóa đa năng, diện tích sử dụng là: 1.190m2; Nhà Giáo dục thể chất, diện tích sử dụng là: 1.377 m2; Ký túc xá, diện tích đang sử dụng hơn 6.000 m2; Trung tâm Khoa học Thông tin Thư viện, diện tích sử dụng hơn 6.000m2, đang hoàn thiện và chuẩn bị đưa vào sử dụng; Nhà ăn tập thể, đang hoàn thiện và đưa vào sử dụng hơn 400m2.

Về cơ sở vật chất, thiết bị phòng học, phòng làm việc đều được trang bị đầy đủ, trang thiết bị tương đối hiện đại, cơ bản đáp ứng nhu cầu làm việc và học tập của cán bộ, giảng viên và người học.
Mặc dù có diện tích khá khiêm tốn (2,1 ha), nhưng cảnh quan, khuôn viên Trường Đại học Văn hoá Hà Nội được đầu tư cẩn thận, đáp ứng các tiêu chí xanh , sạch, đẹp, là một trong những trường đại học có cảnh quan đẹp của thủ đô Hà Nội.

Tham khảo bài viết Trường Đại học Văn hoá Hà Nội – Thông tin tuyển sinh năm 2023 mới nhất

Hoàng Thuý

Thông tin tuyển sinh Đại học Ngoại thương năm 2023

Trường Đại học Ngoại thương (Foreign Trade University – FTU) là một trong những trường đại học top đầu cả nước về đào tạo kinh tế với chuyên ngành chủ đạo là Kinh tế đối ngoại. Ngoài đầu tư cho chất lượng giảng dạy, trường cũng đặc biệt chú trọng vào các hoạt động ngoại khóa, hỗ trợ học tập, tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho sinh viên,… Với gần 40 câu lạc bộ khác nhau, từ clb chuyên môn, sở thích,… sinh viên FTU thường rất năng động và tài năng, và có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau khi ra trường.

dai hoc ngoai thuong

Tổng quan

  • Tên trường: Trường Đại học Ngoại thương.
  • Tên tiếng Anh: Foreign Trade University (FTU).
  • Địa chỉ: Số 91, Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Mã trường: NTH

Thông tin tuyển sinh Đại học Ngoại thương năm 2023

Đối tượng và điều kiện tuyển sinh

  • Tất cả thí sinh tới thời điểm xác định trúng tuyển đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương) bao gồm các thí sinh đã tốt nghiệp THPT tại Việt Nam và nước ngoài đáp ứng các điều kiện trong Đề án tuyển sinh năm 2023 của trường.
  • Có đủ sức khoẻ học tập theo quy định.
  • Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong cả nước.

Phương thức tuyển sinh

  • Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
  • Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia/đạt giải kì thi HSG quốc gia, đạt giải Nhất, Nhì, Ba HSG cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc 12, thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên
  • Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/Chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên.
  • Phương thức 4: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
  • Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi ĐGNL và ĐGTD.
  • Phương thức 6: Xét tuyển thẳng

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo các tổ hợp môn xét tuyển của trường:

  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;
  • Có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 từ 7,0 trở lên;
  • Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên;
  • Tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức;
  • Có tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2023 trong tổ hợp môn xét tuyển của trường và điểm ưu tiên khu vực và đối tượng đạt từ mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của trường quy định;
  • Trường không sử dụng kết quả miễn thi môn ngoại ngữ hoặc kết quả điểm thi được bảo lưu theo quy định tại quy chế xét công nhận tốt nghiệp THPT để xét tuyển.

Chính sách ưu tiên

  • Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023 đạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích trong kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia các môn thi thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển của thí sinh (Toán, Tin, Lý, Hóa, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Trung và Tiếng Nhật).
  • Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023 đoạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích trong Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, nội dung đề tài được Hội đồng tuyển sinh đánh giá là phù hợp với môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển của trường.
  • Các thí sinh đạt giải trên được cộng điểm ưu tiên vào các môn thi thuộc tổ hợp môn xét tuyển của trường với các mức điểm tương ứng trong phương thức xét tuyển 4 dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Mức điểm ưu tiên đối với một số đối tượng sinh viên theo quy định của trường như sau:

  • Thí sinh đạt giải Nhất: cộng 4 (bốn) điểm
  • Thí sinh đạt Nhì: cộng 3 (ba) điểm
  • Thí sinh đạt giải Ba: cộng 2 (hai) điểm
  • Thí sinh đạt giải Khuyến khích: cộng 1 (một) điểm

Lưu ý: Thí sinh đạt nhiều giải cùng một môn/lĩnh vực thì chỉ được hưởng một tiêu chuẩn
cộng điểm cao nhất.

Bạn đang xem bài viết Thông tin tuyển sinh Đại học Ngoại thương năm 2023

Chỉ tiêu tuyển sinh các ngành

STT Tên ngành Tổ hợp xét tuyển Chỉ tiêu
1 Luật A00, A01, D01, D07 22
2 Kinh tế A00, A01, D01, D02, D03, D04, D05, D06, D07 120
3 Kinh tế quốc tế A00, A01, D01, D03, D07 90
4 Quản trị kinh doanh A00, A01, D01, D07 30
5 Quản trị khách sạn A00, A01, D01, D07 5
6 Kinh doanh quốc tế A00, A01, D01, D06, D07 65
7 Marketing A00, A01, D01, D07 5
8 Kế toán A00, A01, D01, D07 32
9 Tài chính – Ngân hàng A00, A01, D01, D07 70
10 Ngôn ngữ Anh D01 50
11 Ngôn ngữ Pháp D01, D03 25
12 Ngôn ngữ Trung quốc D01, D04 15
13 Ngôn ngữ Nhật D01, D06 25
14 Kinh tế chính trị A00, A01, D01, D07 5
15 Xét tuyển sớm X01 2096

 16

Xét tuyển riêng PT3 X01 260
 17 Xét tuyển riêng PT6 X01 85

Tổng chỉ tiêu: 3000

Những điểm nổi bật của trường

Trường Đại học danh giá bậc nhất cả nước

Ngoại Thương luôn có chỗ trong những trường Đại học top đầu với điểm thi đầu vào cao nhất cả nước. Với điểm sàn trung bình 22 điểm khối D và 25 khối A, không khó hiểu khi ngôi trường này chiêu mộ được rất nhiều học sinh giỏi trong cả nước. Đặc biệt, những thủ khoa khối A, khối D hàng năm hầu hết đều ghi danh tên Ngoại Thương.

Chất lượng đầu ra của trường cũng là hàng đầu trong khối các trường kinh tế. Hàng năm, các tập đoàn nổi tiếng thế giới như Lotte, Sumitomo đều có các chương trình liên kết trao tặng học bổng và thu hút nhân tài từ sinh viên Ngoại Thương. Những công ty danh giá như Unilever, P&G, Nestle, hay “Big Four” về kế toán – kiểm toán có lực lượng nhân viên xuất thân từ FTU khá nhiều.

Nơi tập trung của những sinh viên năng động nhất

Sinh viên Ngoại Thương nổi tiếng là năng động, linh hoạt và xông xáo do đặc thù môi trường học cởi mở và tạo điều kiện cho mỗi bạn phát triển sở trường riêng. Là một trường hàng đầu cả nước về kinh tế, FTUers đã gặt hái về cho trường rất nhiều giải thưởng uy tín. Tuy nhiên, điều khiến sinh viên Đại học Ngoại Thương có sự khác biệt đối với sinh viên nhiều trường ĐH khác, đó là các bạn ấy còn năng nổ ở những hoạt động bên ngoài. 70% sinh viên Ngoại Thương có vốn ngoại ngữ tốt, bởi vậy cùng với sự tự tin của mình, các bạn ấy luôn tỏa sáng dù ở bất cứ môi trường nào.

Cơ sở vật chất

Hiện nay, Đại học Ngoại thương đang tổ chức đào tạo tại 3 cơ sở trên cả nước, bao gồm:

  • Cơ sở chính: 91 Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Cơ sở TPHCM: Số 15, Đường D5, phường 25, Bình Thạnh, TPHCM.
  • Cơ sở Quảng Ninh: 260 Bạch Đằng, Nam Khê, Quảng Ninh.
  • Cơ sở vật chất của trường ngày càng hoàn thiện. Khuôn viên rộng rãi, đầy đủ các khu giảng đường, ký túc xá, thư viện, với các trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên.

Đội ngũ giảng viên

Trường có đội ngũ cán bộ gồm 380 người. Trong đó gồm:

  • 43 Phó giáo sư
  • 107 Tiến sĩ
  • 237 Thạc sĩ
  • 147 giảng viên thỉnh giảng

Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, FTU chính là nơi sản sinh những nhân tài đúng chuyên môn, ngành nghề. Vậy nên, dù xét trên khía cạnh nào, Ngoại Thương vẫn xứng đáng là trường đại học hàng đầu đào tạo nhân tài cho cả nước.

Tham khảo thêm Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương năm 2023

Hoàng Thuý

Điểm chuẩn Trường Đại học Văn hoá Hà Nội năm 2023 có gì thay đổi ?

Là ngôi trường lớn nhất của Bộ Văn hoá, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội có mục tiêu phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn đa ngành và đa cấp. Là trường có chất lượng đào tạo ngang hàng với các trường Đại học tiên tiến trong khu vực châu Á với nhiều ngành và chương trình học được đánh giá có chất lượng cao trên thế giới.

Năm 2023, điểm chuẩn các ngành đào tạo của trường dao động từ 20,7 – 32,93 điểm. Theo thang điểm 30, ngành Báo chí có điểm chuẩn cao nhất, 26,85 điểm đối với tổ hợp khối C00. Với các khối D01, D78, D96, A16, A00, điểm chuẩn ngành này là 25,85. Hai ngành xét tuyển theo thang điểm 40 là Ngôn ngữ Anh và Du lịch – Hướng dẫn du lịch quốc tế.

dai hoc van hoa ha noi 2

Tổng quan

  • Tên trường: Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
  • Tên tiếng Anh: Hanoi University of Culture (HUC)
  • Địa chỉ: 418 đường La Thành, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP. Hà Nội
  • Mã trường: VHH

Điểm chuẩn Trường Đại học Văn hoá Hà Nội năm 2023

TT Tên ngành Thang điểm Điểm trúng tuyển Tiêu chí phụ
C00 D01, D78, D96, A16, A00 Thứ tự nguyện vọng Điểm môn chính trong tổ hợp
1 Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam – Tổ chức và quản lý văn hoá vùng DTTS 30 21.7 20.7 2 5.6
2 Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam – Tổ chức và quản lý du lịch vùng DTTS 30 22.9 21.9 5 6.4
3 Ngôn ngữ Anh 40 _ 32.93 6 7.8
4 Văn hoá học – Nghiên cứu văn hoá 30 24.63 23.63 3 8.5
5 Văn hoá học – Văn hoá truyền thông 30 26.18 25.18 3 7.0
6 Văn hoá học – Văn hoá đối ngoại 30 24.68 23.68 4 8.75
7 Quản lý văn hoá – Chính sách văn hoá và quản lý nghệ thuật 30 23.96 22.96 3 8.0
8 Quản lý văn hoá – Quản lý di sản văn hoá 30 23.23 22.23 18 7.5
9 Quản lý văn hoá – Tổ chức sự kiện văn hoá 30 26.13 25.13 2 9.0
10 Báo chí 30 26.85 25.85 1 8.5
11 Thông tin – Thư viện 30 21.75 20.75 5 9.25
12 Quản lý thông tin 30 24.40 22.40 2 8.5
13 Bảo tàng học 30 22.83 21.83 3 7.0
14 Kinh doanh xuất bản phẩm 30 23.00 22.00 1 8.5
15 Luật 30 25.17 24.17 3 8.5
16 Du lịch – Văn hoá du lịch 30 25.41 24.41 1 8.25
17 Du lịch – Lữ hành, hướng dẫn du lịch 30 25.80 24.80 3 8.5
18 Du lịch – Hướng dẫn du lịch quốc tế 40 _ 31.40 1 7.8
19 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 30 26.50 25.50 2 9.25

Điểm chuẩn Trường Đại học Văn hoá Hà Nội 2 năm gần nhất

Điểm chuẩn năm 2022

TT Tên ngành Thang điểm Điểm trúng tuyển
C00 D01, D78, D96, A16, A00
1 Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam – Tổ chức và quản lý văn hoá vùng DTTS 30 23.45 22.45
2 Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam – Tổ chức và quản lý du lịch vùng DTTS 30 23.50 22.50
3 Ngôn ngữ Anh 40 _ 33.18
4 Văn hoá học – Nghiên cứu văn hoá 30 25.20 24.20
5 Văn hoá học – Văn hoá truyền thông 30 27.00 26.00
6 Văn hoá học – Văn hoá đối ngoại 30 26.50 25.50
7 Quản lý văn hoá – Chính sách văn hoá và quản lý nghệ thuật 30 24.25 23.25
8 Quản lý văn hoá – Quản lý di sản văn hoá 30 24.50 23.50
9 Quản lý văn hoá – Tổ chức sự kiện văn hoá 30 26.75 25.75
10 Báo chí 30 27.50 26.50
11 Thông tin – Thư viện 30 24.00 23.00
12 Quản lý thông tin 30 26.75 25.75
13 Bảo tàng học 30 22.75 21.75
14 Kinh doanh xuất bản phẩm 30 24.25 23.25
15 Luật 30 27.50 26.50
16 Du lịch – Văn hoá du lịch 30 26.00 25.00
17 Du lịch – Lữ hành, hướng dẫn du lịch 30 27.00 26.00
18 Du lịch – Hướng dẫn du lịch quốc tế 40 _ 31.85
19 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 30 27.50 26.50

Điểm chuẩn năm 2021

TT Tên ngành Điểm trúng tuyển
C00 D01, D78, D96, A16, A00
1 Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam – Tổ chức và quản lý văn hoá vùng DTTS 16.00 15.00
2 Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam – Tổ chức và quản lý du lịch vùng DTTS 17.00 16.00
3 Ngôn ngữ Anh _ 35.10
4 Văn hoá học – Nghiên cứu văn hoá 25.10 24.10
5 Văn hoá học – Văn hoá truyền thông 26.50 25.50
6 Văn hoá học – Văn hoá đối ngoại 26.00 25.00
7 Quản lý văn hoá – Chính sách văn hoá và quản lý nghệ thuật 24.10 23.10
8 Quản lý văn hoá – Quản lý di sản văn hoá 16.00 15.00
9 Quản lý văn hoá – Quản lý nhà nước về gia đình 23.00 22.00
10 Quản lý văn hoá – Tổ chức sự kiện văn hoá 26.30 26.30
11 Báo chí 26.60 25.60
12 Thông tin – Thư viện 20.00 19.00
13 Quản lý thông tin 26.00 25.00
14 Bảo tàng học 17.00 16.00
15 Kinh doanh xuất bản phẩm 20.00 19.00
16 Luật 26.60 25.60
17 Du lịch – Văn hoá du lịch 26.20 25.20
18 Du lịch – Lữ hành, hướng dẫn du lịch 26.70 25.70
19 Du lịch – Hướng dẫn du lịch quốc tế _ 32.40
20 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 27.30 26.30

Xem thêm Học phí Đại học Văn hoá Hà Nội năm 2023

Học phí Đại học Thuỷ lợi năm học 2023 – 2024

 Trường Đại học Thủy lợi là một trong những trường Đại học có lịch sử hình thành rất lâu đời tại Hà Nội từ năm 1959. Đến nay, Trường đã đạt được nhiều thành tích trong giáo dục, là một trong những cái tên đi đầu trong việc đào tạo sinh viên chuyên ngành Cơ khí, Nông nghiệp, Quản lý, Kỹ thuật & Kinh tế. Nhiều năm qua, Trường Đại Học Thủy lợi cũng nhận được rất nhiều thành tích, lời khen, huân chương trực tiếp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Học phí trường đang áp dụng dao động từ 11.000.000 VNĐ đến 13.000.000 VNĐ cho 1 năm học, tùy thuộc vào ngành và chương trình đào tạo.

dai hoc thuy loi 3

Tổng quan

  • Tên trường: Trường Đại học Thuỷ lợi
  • Tên tiếng Anh: Thuy loi University (TLU)
  • Địa chỉ: Số 175 Tây Sơn, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Mã trường: TLA

Học phí Đại học Thuỷ lợi năm học 2023- 2024

TT Chương trình đào tạo Học phí
VNĐ/tháng VNĐ/năm
1 Chương trình chuẩn 2.300.000 – 2.500.000 23 – 25.000.000
2 Chương trình chất lượng cao 3.525.000 – 4.000.000 35.2 – 40.000.000
3 Chương trình định hướng nghề nghiệp 2.500.000 25.000.000

Chính sách miễn, giảm học phí

Miễn học phí

  • Sinh viên là con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 hoặc từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
  • Con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến, liệt sỹ, thương binh, và người hưởng chính sách như thương binh hoặc bệnh binh.
  • Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học (theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng).

Miễn học phí hoặc giảm 70% học phí

  • Sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Sinh viên thuộc người dân tộc thiểu số (ngoài dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Giảm 50% học phí

Sinh viên là con của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp và được hưởng trợ cấp thường xuyên.

Chính sách học bổng

Trường Đại học Thuỷ lợi cung cấp một số loại học bổng hấp dẫn dành cho sinh viên có thành tích học tập tốt như:

  • Học bổng khuyến khích học tập theo quy định của Bộ GD&ĐT: bằng 100% học phí trở lên.
  • Học bổng toàn phần: 90 triệu đồng/suất.
  • Học bổng bán phần: 45 triệu đồng/suất.
  • Học bổng cho Lưu học sinh: bằng 50% học phí.
  • Học bổng khuyến học “Lê Văn Kiểm và gia đình”: 15 triệu đồng/suất.
  • Học bổng do cựu sinh viên và doanh nghiệp tài trợ: 3 triệu – 10 triệu đồng/suất.

Đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất

Đội ngũ cán bộ

Có một điều đặc biệt ở Trường Đại học Thủy lợi là tất cả giáo viên đang học tiến sĩ, thạc sĩ đều được gửi đi du học 1 năm để tu nghiệp, do đó, hằng năm, nhà trường luôn có 20 – 30 giáo viên đang học tập ở nước ngoài, hứa hẹn là những giảng viên cốt cán trong tương lai. Hiện nay, giảng viên của trường có 40% trình độ thạc sĩ, 50% trình độ tiến sĩ, tất cả giáo viên đều có khả năng giảng dạy bằng tiếng Anh.

Cơ sở vật chất

Trường Đại học Thủy lợi có diện tích rất rộng, vào khoảng 726.568 m2 với đầy đủ phòng ốc và thiết bị giảng dạy. Trường có 365 phòng họp và phòng thực hành, phòng máy được trang bị máy móc hiện đại, phong phú. Thư viện trường có 30.000 đầu sách, là nguồn tài liệu vô tận cho sinh viên trong trường.

Ngoài ra, trường có khu Tennis, phòng Gym, sân bóng đá, bóng rổ, bể bơi hiện đại, phục vụ nhu cầu giải trí cho sinh viên.

Cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên TLU sau khi tốt nghiệp

Với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao và giảng dạy nhiệt huyết, sinh viên theo học tại Trường Đại học Thủy Lợi luôn có cơ hội để lãnh hội những kiến thức giá trị cũng như trang bị cho mình những bộ kỹ năng tốt nhất. Sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên hoàn toàn có khả năng làm việc tại:

  • Các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh quốc tế, đầu tư cũng như kinh doanh tài nguyên môi trường.
  • Cơ hội làm việc tại các tổ chức cung cấp các hàng hóa công.
  • Các tổ chức có liên quan đến hội nhập kinh tế- xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế, kinh doanh xuất nhập khẩu.
  • Ngoài ra, sinh viên còn có thể làm việc tại các tổ chức chính phủ, thương mại Việt Nam và nước ngoài.

Xem thêm Điểm chuẩn Đại học Thuỷ lợi năm 2023

Hoàng Thuý